logo.png
appointment.png   Đặt hẹn Lasik.png   LASIK doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT



Cập nhật ngày: 16-08-2023
avatar


Hiện nay, với việc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ, hơn thế nữa là các vấn đề về thị lực như cận thị và viễn thị. Để tìm hiểu các điểm giống nhau và khác nhau giữa cận thị và viễn thị. Khám phá ngay bài viết dưới đây của Bệnh viện Mắt Cao Thắng để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này bạn nhé!

Nội dung bài viết
1. Phân biệt cận thị và viễn thị qua khái niệm
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viễn thị, cận thị
3. So sánh giữa cận thị và viễn thị
4. Phòng ngừa cận thị và viễn thị

1. Phân biệt cận thị và viễn thị qua khái niệm

Hiểu đơn giản nhất, cận thị là mắt nhìn rõ vật ở gần nhưng nhìn không rõ vật ở xa. Còn viễn thị thì ngược lại. Qua khái niệm, ta có thể phân biệt được cận thị và viễn thị khác nhau ở những điểm nào.

Xem thêm: Tật khúc xạ là gì? Các phương pháp điều trị tật khúc xạ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viễn thị, cận thị

Phân biệt cận thị và viễn thị qua nguyên nhân gây bệnh thì chúng có vài điểm khá tương đồng. Như phần khái niệm đã được tìm hiểu trên, tình trạng cận thị và viễn thị xảy ra do hình dạng của nhãn cầu bị khiếm khuyết, khiến cho ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc .

2.1. Nguyên nhân gây ra cận thị

Các tật khúc xạ thường gặp

Các tật khúc xạ thường gặp

 
 
 
 
 
  • Trục nhãn cầu dài làm cho khoảng cách đến võng mạc dài ra và ảnh tạo ra rơi vào trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc gây tật cận thị.
  • Một số trường hợp là do thay đổi cấu trúc của giác mạc làm giác mạc quá cong so với nhãn cầu.
  • Một số trường hợp mắc cận thị là do bẩm sinh hoặc do di truyền, nếu bố mẹ bị cận từ 6 diop trở lên thì con cái có nguy cơ bị cận lên đến 100%.
  • Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khiến thị lực ngày càng suy giảm. Chẳng hạn như là ngồi làm việc và học tập không đúng tư thế.
  • Hoạt động thường xuyên trong điều kiện ánh sáng không thích hợp. Mắt luôn phải làm việc căng thẳng mà không được nghỉ ngơi một cách đầy đủ,...

2.2. Nguyên nhân gây ra viễn thị

  • Viễn thị có thể xảy ra là do bẩm sinh, di truyền.
  • Do không giữ khoảng cách trong lúc học tập và làm việc hằng ngày. Hơn hết là thường xuyên nhìn xa khiến thủy tinh luôn giãn và điều này lâu dài gây mất tính đàn hồi và mất khả năng phồng lên.
  • Tình trạng viễn thị xảy ra ở người cao tuổi là do thể thủy tinh lão hóa mất tính đàn hồi không phồng lên được.
  • Viễn thị còn có thể gặp phải là do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt hiếm gặp.
 

Xem thêm: Cận thị bẩm sinh và cách điều trị HIỆU QUẢ cho trẻ

3. So sánh giữa cận thị và viễn thị 

Điểm khác biệt rõ nhất khi phân biệt giữa cận thị và viễn thị qua triệu chứng đó chính là tầm nhìn. Người bị cận thị có tầm nhìn gần, nên nhìn rõ các vật ở gần hơn và nhìn mờ các vật ở xa. Người bị viễn thị thì có tầm nhìn xa, nên sẽ nhìn rõ các vật ở xa và nhìn mờ các vật ở gần.

3.1. Điểm giống nhau khi phân biệt cận thị và viễn thị qua các triệu chứng

Thực tế ta thấy, cận thị hay viễn thị đều là tật khúc xạ về mắt. Vì vậy, tật khúc xạ ở mắt này sẽ có một vài đặc điểm các triệu chứng giống nhau có thể được kể đến như là:

  • Thường xuyên mỏi mắt, đặc biệt là khi mắt phải căng thẳng và tập trung nhìn các vật ở gần hay ở xa.
  • Thường nheo mắt để cố nhìn các vật rõ nét hơn.
  • Đau nhức đầu do mỏi mắt.
  • Dễ nhạy cảm ánh sáng hơn đối với mắt thường.

Xem thêm: Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn?

3.2. Cận thị và viễn thị có triệu chứng khác nhau như thế nào?

Triệu chứng cận thị: Để phát hiện tật khúc xạ cận thị ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần quan sát và chú ý đến trẻ nhiều hơn nếu có các dấu hiệu như:

 
  • Khi xem tivi hoặc đọc sách trẻ ngồi với khoảng cách rất gần
  • Trẻ thường xuyên phải dụi mắt khi tập trung lâu vào vật gì đó hoặc khi đang vui chơi
  • Kết quả học tập sa sút

Cận thị nếu không được phát hiện và khắc phục sớm sẽ chuyển thành cận nặng khiến tầm nhìn của mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt. Biểu hiện thường gặp:

  • Khoảng cách nhìn rõ vật chỉ khoảng 2m trở lại
  • Di chuyển phương tiện giao thông vào ban đêm rất nguy hiểm vì người bị cận nặng hầu như không nhìn được các vật trước mắt.

Triệu chứng viễn thị: Nếu bị viễn thị, mắt bạn phải điều tiết liên tục để nhìn thấy rõ các vật ở gần, điều này gây mỏi mắt và gây ra một số triệu chứng như:

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Khi xem tivi hoặc đọc sách trẻ ngồi với khoảng cách rất gần

Khi xem tivi hoặc đọc sách trẻ ngồi với khoảng cách rất gần

 
  • Tầm nhìn bị mờ đối với các vật thể ở gần
  • Để nhìn rõ đối tượng ở gần mắt phải cố gắng điều tiết kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi khiến bạn xuất hiện những nếp nhăn.
  • Mắt viễn thị có xu hướng xoay vào trong: là do mắt viễn thị điều tiết nhiều kéo theo quy tụ, dẫn đến lé trong.
  • Một số trẻ bị viễn thị còn bị lác mắt.

Xem thêm: Tiến triển cận thị là gì và cách kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em?

    4. Phòng ngừa cận thị và viễn thị

    Để tránh bị cận thị và viễn thị, ta cần chủ động phòng ngừa với các biện pháp như sau:

    - Khi làm việc, đọc sách cần khoa học, chú ý luôn cho mắt nghỉ ngơi sau 30-45 phút, bằng cách nhìn ra xa trong 5-10 phút.

    - Xây dựng thói quen tốt trong làm việc và học tập:

    • Bạn cần kê bàn nơi đầy đủ ánh sáng, nếu có ánh sáng tự nhiên càng tốt.
    • Với trẻ em, cần có tư thế ngồi học ngay thằng, tránh việc cúi sát, tránh mắt bị cận nặng hơn
    • Không nên thức khuya, tập thói quen ngủ sớm và dậy sớm
     
    Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt giúp tránh các bệnh lý mắt

    Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt giúp tránh các bệnh lý mắt

     
     
     
     
     

    - Bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho mắt như: 

    • Vitamin A: Có nhiều trong trứng gà, sữa, gan động vật, các rau củ như rau dền, cà chua, cà rốt, mồng tơi, đu đủ, gấc,..
    • Kẽm: Đừng quên bổ sung thức ăn tốt cho mắt cận thị chứa nhiều kẽm kẽm như thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng gà,…
    • Beta carotene: Để bổ sung Beta carotene cho đôi mắt bạn nên cải thiện thực đơn đa dạng với nhiều rau, củ quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang,…
    • Selen: Một trong những chất quan trọng đóng vai trò đảm bảo sự ổn định của thị lực đó là Selen. Selen có nhiều trong các loại cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt,…
    • Các loại Vitamin B: Có trong các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu xanh đậm và các loại trứng, sữa,…
     

    - Đeo và sử dụng đúng cách kính cận/viễn, tái khám kiểm tra lại độ cận, viễn sau 6 tháng - 1 năm. Khám mắt định kỳ không chỉ kiểm soát được tật khúc xạ ở mắt mà còn sớm phát hiện các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, bong võng mạc, biến dạng, méo mó vật thể, song thị, lé,…

    -Tăng cường vui chơi ngoài trời là cách đơn giản và hiệu quả phòng chống các tật khúc xạ cận, viễn, loạn thị.

    Xem thêm: Đo khúc xạ mắt là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT


    Trên đây là bài viết giải đáp các thắc mắc về cận thị và viễn thị khác nhau ở những điểm nào cùng các thông tin liên quan của Bệnh viện Mắt Cao Thắng. Hy vọng các thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc tham khảo và bảo vệ mắt tốt nhất khi còn có thể nhé!

    Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, chữa và tư vấn điều trị các bệnh về mắt uy tín, chất lượng, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

    Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

    Email: info@cthospital.vn

    Thời gian hoạt động:

    • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
    • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ


     

     
     
     
     
     
     
     
     
     

    Khám khúc xạ tại bệnh viện mắt Cao Thắng

    Khám khúc xạ tại bệnh viện mắt Cao Thắng

     
    Cập nhật ngày: 16-08-2023
     

    Các bài viết khác



    zalo