logo_2024_09_23.png
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Có Mấy Loại Cườm Nước Và Triệu Chứng Bệnh Là Gì?



Cập nhật ngày: 04-11-2023
avatar


Cườm nước (Glaucoma) là căn bệnh gây mù phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên không như đục thủy tinh thể, người mắc bệnh cườm nước khi bị mất đi thị lực thì hầu như không thể phục hồi.

Nội dung bài viết
1. Phân loại cườm nước (Glaucoma)
2. Triệu chứng của bệnh cườm nước

Nguyên nhân gây ra bệnh cườm nước không rõ ràng nhưng có liên quan đến sự tăng cao áp suất thuỷ dịch trong mắt (tăng nhãn áp), hoặc việc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác. Nhãn áp được xác định bởi sự cân bằng của việc sản xuất và thoát thủy dịch, nhãn áp tăng là do thủy dịch không thoát ra ngoài kịp thời, gây tắc nghẽn lưu thông và tích ứ dịch trong tiền phòng.

Hiện tại, cườm nước được chia thành 2 loại:

  • Nguyên phát: không rõ nguyên nhân gây ra việc giảm thoát thủy dịch hoặc đóng góc (“Góc” được đề cập là góc tạo bởi điểm nối của mống mắt và giác mạc ở ngoại vi của tiền phòng).

  • Thứ phát: có nguyên nhân gây ra giảm thoát thủy dịch, làm tăng áp suất bên trong mắt.

1. Phân loại cườm nước (Glaucoma):

Bệnh cườm nước (Glaucoma) có nhiều biến thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế triệu chứng biểu hiện cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào thể loại bệnh.

Khi xác định được phân loại bệnh sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Xem thêm: Cườm khô là gì? Chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguyên nhân tăng nhãn áp (áp suất) bên trong mắt gây nên bệnh cườm nước.

Nguyên nhân tăng nhãn áp (áp suất) bên trong mắt gây nên bệnh cườm nước ở mắt

 

1.1 Cườm nước nguyên phát: gồm 2 dạng

1.1.1 Cườm nước nguyên phát góc mở: không có biểu hiện triệu chứng sớm. Bệnh tiến triển âm thầm, không đau nhức và thường được phát hiện tình cờ (khi khám sức khỏe, khám định kỳ) hoặc phát hiện ở giai đoạn muộn khi thị lực đã bị tổn thương trầm trọng.

Đa phần người bệnh đến khám với thị lực giảm, nhãn áp có thể cao hoặc không cao. Lúc này bệnh đã gây những tổn thương thị thần kinh nghiêm trọng.

 
Nên tầm soát kiểm tra mắt định kỳ từ 6 tháng - 1 năm nếu thuộc đối tượng nguy cơ cao tại các cơ sở chuyên khoa

Nên tầm soát kiểm tra mắt định kỳ từ 6 tháng - 1 năm nếu thuộc đối tượng nguy cơ cao tại các cơ sở chuyên khoa

 
 
 
 
 

1.1.2 Cườm nước nguyên phát góc đóng: thường được gọi là cườm nước cấp tính do góc tiền phòng bị đóng lại khiến thủy dịch không thể thoát ra ngoài, dẫn tới nhãn áp tăng cao đột ngột.

Bệnh thường tiến triển nhanh với các triệu chứng cấp tính nặng nề như nhìn mờ, nhìn thấy quầng xanh đỏ, đau nhức mắt, đau nhức đầu và có thể kèm theo nôn ói. Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

1.2 Cườm nước thứ phát:

Là biến chứng do bị ảnh hưởng từ các bệnh khác trên cơ thể, thường xảy ra ở một bên mắt và không mang tính di truyền.

Cườm nước thứ phát thường do một số nguyên nhân như: bị chấn thương, viêm màng bồ đào, tiểu đường, biến chứng sau phẫu thuật nội nhãn (như mổ lấy thủy tinh thể, mổ bong võng mạc…)

 

1.3 Cườm nước bẩm sinh:

Không chỉ riêng ở người lớn tuổi, bệnh cườm nước còn có thể xuất hiện trên mắt trẻ sơ sinh.

Trẻ mắc cườm nước bẩm sinh thường có giác mạc to, tròng đen to hơn bình thường, thường biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt.

Xem thêm: Glaucoma - Glôcôm - Cườm nước - Tăng nhãn áp là bệnh gì? Tại sao lại mắc bệnh này? 

2. Triệu chứng của bệnh cườm nước

Bệnh cườm nước khi khởi phát hầu hết đều không có triệu chứng cụ thể, không gây đau nhức và vẫn có thể nhìn bình thường. Đa số người mắc bệnh cườm nước chỉ bắt đầu đi khám khi họ cảm thấy mất dần thị lực, có những điểm mù ở tầm nhìn ngoại vi ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

 

Nhiều người không nhận thấy điểm mù cho đến khi thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến mất thị lực.

Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Suy giảm thị lực, mắt mờ, mỏi và khó tập trung nhìn vào một vật.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Tầm nhìn mờ như có lớp màn sương che trước mắt

Bên cạnh đó, bệnh cườm nước góc đóng thuộc dạng “cấp tính” và đặc biệt nguy hiểm do bệnh tiến triển rất nhanh cùng với triệu chứng rõ rệt như:

  • Thị lực suy giảm, tầm nhìn mờ hoặc bị thu hẹp
  • Đau đầu thậm chí là đau dữ dội
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Triệu chứng suy giảm thị lực gây ra bởi cườm nước (glôcôm).

Triệu chứng suy giảm thị lực gây ra bởi cườm nước (glôcôm).

 
  • Cảm giác căng cứng, đau dữ dội ở mắt
  • Nhìn thấy quầng sáng hoặc “cầu vồng” quanh nguồn sáng
  • Buồn nôn và có thể nôn mửa

Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính dễ phát hiện hơn vì có sự đau nhức điển hình, cơn đau đột ngột và có thể đau hơn khi bệnh nhân cúi đầu. Ngay khi có những biểu hiện này, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa.

Xem thêm: Đi khám mắt ở đâu? Cần lưu ý gì khi đi khám mắt

 

Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt.

Thông tin liên hệ: 

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 04-11-2023
 

Các bài viết khác



messenger