logo.png
appointment.png   Đặt hẹn Lasik.png   LASIK doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ
cuom-nuoc-glaucoma.jpg
Điều trị cườm nước (Glaucoma)
90,000+
Bệnh nhân phục vụ hàng năm
JCI.png
Đạt chuẩn JCI
doctor.png
Bác sĩ & nhân viên
Đào tạo quốc tế


Điều trị cườm nước theo tiêu chuẩn an toàn y khoa JCI (Mỹ)



Dịch vụ Cườm nước (Glaucoma, glocom hay bệnh thiên đầu thống) của Bệnh viện mắt Cao Thắng được phụ trách bởi đội ngũ chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm, có thể tư vấn khách hàng biết rõ tình trạng cườm nước của mình qua các bước khám chuyên sâu. Dựa vào kết quả thu được từ các bước khám chuyên sâu, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những liệu trình kiểm soát phù hợp cho mỗi giai đoạn tiến triển bệnh nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.



Bệnh cườm nước có nguy hiểm không?


Bệnh cườm nước ở mắt là căn bệnh được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao. Bệnh này sẽ gây nên những tổn thương dây thần kinh thị giác và thường liên quan đến tình trạng áp suất thuỷ dịch bên trong mắt (nhãn áp) tăng quá mức chịu đựng của mắt.

Điểm đáng lưu ý ở đây là bệnh thường phát triển âm thầm, lặng lẽ ở giai đoạn đầu và có xu hướng trở nặng dần theo thời gian. Theo con số thống kê, có đến hơn một nửa số bệnh nhân không hề biết mình mắc bệnh và chỉ phát hiện khi bệnh đã diễn tiến nặng. Do đó, người ta gọi cườm nước là “Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng”.

Nếu tình trạng bệnh kéo dài lâu dần có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác, làm giảm thị lực và thu hẹp tầm nhìn. Cuối cùng, nếu không được điều trị, sẽ dẫn tới mù lòa không thể phục hồi thị lực dù có điều trị phẫu thuật. Đây là bệnh gây mù lòa đứng thứ 2 chỉ sau bệnh cườm khô.

Điều quan trọng là bệnh nhân nên thực hiện khám mắt định kỳ hằng năm để kiểm tra tình trạng sức khoẻ mắt cũng như phát hiện các bệnh lý nguy hiểm bên trong mắt có thể ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng.



Tỉ lệ mắc bệnh cườm nước




Yếu tố nguy cơ mắc bệnh cườm nước:


Bệnh cườm nước (glocom) không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt và/hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.
cuom-nuoc-glaucom.jpg
 
Điều này có thể do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt. Tăng nhãn áp ( áp suất chất lỏng bên trong mắt) có thể dẫn tới bệnh cườm nước, tuy nhiên không phải ai cũng bị cườm nước (Glaucoma) khi mắc chứng tăng nhãn áp.

Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cườm nước bao gồm:

• Tuổi tác: khoảng 10 người trên 75 tuổi có 1 người bị mắc bệnh Glaucoma.


• Dân tộc: những người có nguồn gốc châu Phi, Caribbean hoặc châu Á có nguy cơ cao bị bệnh cườm nước (Glaucoma) hơn những người ở nơi khác.


• Di truyền



"Việc thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa bệnh cườm nước."


4 Loại cườm nước (Glaucoma):


cuom-nuoc.jpg

Điều trị cườm nước (Glaucoma)


Nếu bệnh cườm nước (Glaucoma) được chẩn đoán sớm, sẽ được điều trị với nhiều phương pháp tuỳ vào giai đoạn tiến triển của bệnh để cải thiện tình trạng nhãn áp, từ đó bảo tồn thị lực còn lại của bệnh nhân.



1- Các loại thuốc, dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên: làm giảm áp lực cho mắt bằng cách giúp chất lỏng thoát ra từ mắt.


2- Phẫu thuật bằng Laser: Bác sĩ sẽ dùng laser argon để tạo hình vùng bè (trabeculoplasty), quá trình lành vết thương sẽ co kéo lớp sợi collagen vùng bè làm tăng thoát lưu thủy dịch.


3- Phẫu thuật thông thường: Bác sĩ sử dụng các công cụ phẫu thuật để tạo ra một lỗ nhỏ dưới kết mạc (lớp xung quanh mắt). Các chất lỏng tích tụ có thể chảy qua lỗ, và sau đó hấp thụ vào máu.


 
Đặt hẹn khám


Bottom-CTA-Copy.jpg Dịch vụ chăm sóc y tế và điều trị nhãn khoa
vượt trội trong môi trường thân thiện, chuyên nghiệp

zalo