logo.png
appointment.png   Đặt hẹn Lasik.png   LASIK doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Cận thị có giảm độ được không? Cách làm chậm quá trình tăng độ



Cập nhật ngày: 04-11-2023
avatar


Cận thị có giảm được không? Phương pháp nào giúp giảm quá trình tăng độ cận của mắt. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của bệnh viện mắt Cao Thắng để biết thêm những phương pháp hữu ích giúp giảm quá trình tăng độ cận nhé.

Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra cận thị
2. Cận thị có giảm độ được không?
3. Phương pháp làm giảm quá trình tăng độ

1. Nguyên nhân gây cận thị

Khi trục nhãn cầu quá dài, công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt bị ảnh hưởng, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Ngoài ra còn nguyên nhân bệnh lý khác có thể làm giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu cũng dẫn đến tật khúc xạ cận thị

Xem thêm: Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn?

Cận thị thường bắt đầu ở độ tuổi học sinh và con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận thị. Trong hầu hết các trường hợp, khi trưởng thành (thường trên 18 tuổi) độ cận thị sẽ tăng chậm lại và ngưng hẳn khi tuổi 20; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục phát triển theo tuổi từng bệnh nhân.

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, di truyền, thì hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến căn bệnh này.

Việc ngồi học, ngồi xem tivi hay xem điện thoại quá gần, không đúng tư thế gây ảnh hưởng rất xấu cho mắt. Giữ những thói quen này trong thời gian dài sẽ làm cho thị lực của bạn kém đi, mọi thứ sẽ không còn nhìn rõ ràng.

2. Cận thị có giảm độ được không?

Có thể giảm độ cận thị được không? Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm nhưng chưa có lời giải đáp. Câu trả lời là chúng ta không thể giảm độ cận mà chỉ có thể kiểm soát độ cận, tức là giữ cho độ cận không tăng quá nhanh hoặc làm chậm khoảng thời gian mắt tăng độ cận.

Xem thêm: Cận thị bẩm sinh và cách điều trị HIỆU QUẢ cho trẻ

3. Phương pháp làm giảm quá trình tăng độ

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Giữ tư thế đúng khi học và làm việc giúp tránh tăng độ cận

Giữ tư thế đúng khi học và làm việc giúp tránh tăng độ cận

 

3.1- Tập luyện mắt

Một trong những phương pháp để làm giúp giảm quá trình tăng độ cận của mắt đó chính là luyện mắt. Vậy làm sao để có thể luyện mắt đúng cách? và luyện mắt như thế nào hiệu quả?

3.1.1 Bài tập chớp mắt liên tục

Luyện tập bài tập chớp mắt liên tục giúp các mạch máu ở vùng mắt được lưu thông, có tác dụng giảm tình trạng mắt bị mỏi hoặc khô do mắt làm việc quá tải. Đối với bài tập này người bệnh ngồi thư giãn và chớp mắt liên tục trong 1 phút sau đó để mắt được thư giãn 5-10 giây rồi tiếp tục 1-2 lần. Thực hiện xen kẽ sau 45-60 phút làm việc và học tập.

 
Tập thể dục cho mắt làm giảm mỏi và căng tức mắt

Tập thể dục cho mắt làm giảm mỏi và căng tức mắt

 
 
 
 
 

3.1.2 Liếc mắt theo hình dáng đồ vật

Liếc mắt theo hình dáng đồ vật giúp bạn luyện được độ nhanh nhạy của mắt, mà các động tác trong bài tập này vô cùng đơn giản.

3.1.3 Tập yoga cho mắt cận thị

Tập yoga cho mắt cũng là một trong các phương pháp luyện mắt giúp lưu thông máu tốt hơn, giúp giảm khô mắt và mệt mỏi. Thường xuyên luyện tập các bài tập yoga mắt sẽ rất tốt cho người bị cận thị.

3.1.4 Massage vùng thái dương và quanh mắt

Động tác này giúp mắt bạn thư thái hơn khi đang bị mỏi mệt được kích thích vào những vị trí này sẽ cực kỳ thích thú.

Sử dụng ngón tay giữa và ngón nhẫn vuốt theo chiều từ khóe mắt theo hình cung dưới của mắt ra tới đuôi mắt khoảng 5 lần. Rồi day bấm nhẹ nhàng vùng thái dương và quanh hai hốc mắt 1 - 3 phút để cảm nhận sự thư giãn. Có thể thực hiện vài lần mỗi ngày để có tác dụng tốt hơn.

3.1.5 Viết chữ bằng mắt

 

Bài tập này bạn sẽ tưởng tượng ra phía trước mình có những chữ cái rồi sau đó giữ đầu thẳng nhìn về phía trước. Dùng mắt vẽ theo các nét chữ cái đã hình dung trong đầu đang tưởng tượng trong khoảng trống hoặc bức màn chắn phía trước tùy theo sở thích của mình.

Cố gắng viết các chữ càng to càng tốt vì làm như vậy mắt bạn sẽ không phải điều tiết quá nhiều. Động tác này cần duy trì tập hàng ngày vì nó rất tốt cho mắt.

Xem thêm: Kiểm soát cận thị trẻ em

3.1.6 Nhìn thẳng về phía trước kết hợp với xoay đầu

Bạn cần lấy một điểm cố định phía trước mắt, có thể sử dụng 1 đồ vật hay đánh dấu 1 điểm nào đó rồi thực hiện nhìn cố định vào điểm đó. Từ từ quay đầu từ sang trái rồi lại đến phải liên tục mỗi bên 10 lần để thấy được hiệu quả. Bài tập này khá đơn giản, có thể làm mọi lúc mọi nơi.

3.1.7 Nhìn gần nhìn xa

 

Bạn sẽ lấy một đồ vật hoặc một điểm cố định để tập nhìn xa. Tuy nhiên, đối với bài tập này cần 2 điểm cố định ở khoảng cách khác nhau, một điểm ở xa mắt và một điểm ở gần mắt.

Người tập sẽ nhìn vào điểm gần mắt một vài giây sau đó chuyển sang nhìn vào điểm ở xa mắt. Bài tập này có thể luyện tập từ 5 đến 7 lần/ ngày.

3.2- Đeo kính

Đeo kính được cho là giải pháp hữu hiệu nhất để chăm sóc mắt cận thị , và đây cũng là giải pháp đầu tiên được mọi người nghĩ đến khi biết mình bị cận.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là phải đeo kính đúng với độ cận của mắt, không được đeo kính độ thấp hoặc cao hơn vì sẽ làm mắt bị mỏi cũng như lên độ nhanh hơn.

Xem thêm: Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Có nguy hiểm không?

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bài tập nhìn gần-xa rất tốt cho mắt

Bài tập nhìn gần-xa rất tốt cho mắt

 

Theo lời khuyên của các chuyên gia nhãn khoa, những người có độ cận dưới 0.75 không cần phải đeo kính thường xuyên, độ cận từ 1 – 2 độ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa.

Lưu ý

  • Phải đeo kính đúng vào tầm nhìn của mắt, tránh để kính bị trễ xuống bởi điều đó dễ làm tăng độ cận và rất dễ khiến mắt bị sụp mí.
  • Đi khám mắt định kỳ để làm kính theo đúng số độ hiện tại của mắt. Thông thường thời gian khám mắt định kỳ là 6-12 tháng/1 lần, để đo độ cận và thay kính.
  • Một lời khuyên nho nhỏ dành cho các bạn đó là nên đeo kính mát khi đi ra đường bởi vì mắt bị cận sẽ càng dễ bị tổn thương hơn mắt thường bởi ánh nắng mặt trời. Việc trang bị cho mình một chiếc mắt kính mát có độ để có thể đi ngoài trời khi nắng gắt không chỉ có tác dụng chống tia cực tím, mà cũng giúp hạn chế khói bụi, hóa chất, dị vật bay vào mắt trong quá trình di chuyển.

Xem thêm: Đo khúc xạ mắt là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

3.3- Chế độ ăn uống

 
Ăn đa dạng thực phẩm tốt cho mắt giúp phòng chống và hạn chế tăng độ cận

Ăn đa dạng thực phẩm tốt cho mắt giúp phòng chống và hạn chế tăng độ cận

 
 
 
 
 

Để có thể làm giảm quá trình tăng độ cận của mình các bạn cần chú ý nhiều đến vấn đề ăn uống. Việc bổ sung nhiều dưỡng chất sẽ giúp mắt bạn khỏe hơn rất nhiều.

Nên ăn một số loại thức ăn có chứa các chất dưới đây để giúp bạn kiểm soát độ cận và độ cận không bị tăng nhiều đó là:

  • Thực phẩm chứa nhiều caroten: sau khi ăn chất này ở các loại thức ăn cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa thành vitamin A rất có lợi cho mắt. Caroten có nhiều trong các loại rau xanh như rau chân vịt, rau cải xanh, đậu xanh, bí đỏ, cà rốt, cà chua, táo, khoai lang,...
  • Thức ăn chứa nhiều crom: thiếu crom thì có thể gây cận thị, làm mắt lồi ra, tăng độ cận. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm như gan động vật, nấm, các loại đường tự nhiên, nước nho để bổ sung crom cho cơ thể.
 
  • Các loại thức ăn kiềm tính: ăn nhiều thức ăn có tính acid có thể làm cho cận thị tăng nhanh, do đó, các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng nên ăn nhiều tính ăn kiềm tính có nhiều trong các loại rau, củ, quả để cân bằng giữa bazơ và acid.
  • Các loại thức ăn có nhiều Selen: đây là chất có tác dụng đến độ nhạy của thị lực, với việc cung cấp selen cho cơ thể có thể giảm đi nguy cơ cận thị, giúp giữ được độ cận không bị tăng và hạn chế tốt hơn các bệnh về mắt thường gặp. Một số loại thức ăn có chứa nhiều Selen đó là: cá, tôm, các món ăn từ gạo lứt, từ nấm, hoa quả, cà rốt, các loại sò,..
  • Bổ sung các thức ăn có chứa nhiều phốt pho: phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc, do đó việc bổ sung phốt pho là rất cần thiết cho mắt. Các loại thức ăn có chứa nhiều phốt pho đó chính là: cá, tôm, sò biển, rau câu,...

Xem thêm: Trị cận thị bằng tia Laser bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất hiện nay

     
    • Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và Riaxin (Niacin): thiếu vitamin B1 có thể gây viêm dây thần kinh, thậm chí còn ảnh hưởng đến thị lực, gây ra tình trạng suy giảm thị lực, gây ảnh hưởng tới võng mạc,…Hơn thế, Niacin cũng là một loại chất giúp ổn định nhãn cầu, nếu thiếu sẽ dẫn đến gây ra giật nhãn cầu và giảm chức năng thị giác. Một số loại thực phẩm có nhiều Niacin thịt, gạo lứt, rau, đậu, táo, các loại ngũ cốc để tránh thiếu vitamin B1 và Niacin.

    Bài viết trên đây là một số những giải đáp của bệnh viện Cao Thắng về vấn đề mắt cận có thể giảm độ không. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn gỡ bỏ một số những thắc mắc về tật cận thị.

    Các bạn có thể áp dụng những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để có được một đôi mắt khỏe và sức khỏe tốt nhé. Lưu ý đó không phải những chẩn đoán của bác sĩ để chữa cận thị, mà chỉ là những lời khuyên mà chúng tôi dành cho các bạn.

    Xin chân thành cảm ơn

     
     
     
     
     
     
     
     
     

    Kiểm tra sức khoẻ mắt định kỳ 6-12 tháng/1 lần với bác sĩ chuyên khoa

    Kiểm tra sức khoẻ mắt định kỳ 6-12 tháng/1 lần với bác sĩ chuyên khoa.

     


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

    Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

    Email: info@cthospital.vn

    Thời gian hoạt động:

    • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
    • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
     
    Cập nhật ngày: 04-11-2023
     

    Các bài viết khác



    zalo