Khô mắt mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng sẽ để lại nhiều hệ quả về sức khỏe như: mệt mỏi; mắt đỏ, rát; giảm năng suất làm việc. Trong một số trường hợp người bị mắc bệnh khô mắt có thể bị giảm thị lực, nhìn mọi thứ trở nên lờ mờ sau khi chớp mắt; bị chảy nước mắt liên tục.
Nguyên nhân của bệnh khô mắt là do mất cân bằng khả năng tiết và thoát nước. Với các nguyên nhân cụ thể sau:
- Số lượng nước mắt tiết ra không đủ phục vụ cho hoạt động của mắt: Các tuyến lệ trong và quanh mi mắt bị giảm dần chức năng tiết nước làm ướt mắt. Ngoài ra, cũng do gió, thời tiết và môi trường làm khô mắt, mỏi mắt, tốc độ bay hơi của mắt cao dẫn đến tình trạng khô mắt.
- Chất lượng nước mắt không tốt: Các lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy của mắt không làm tròn chức năng bảo vệ nhãn cầu khỏi các yếu tố bên ngoài. Nước trong mắt bị bốc hơi quá nhanh hoặc nước không thể dàn phẳng trên bề mặt làm cho mắt bị khô. Ngoài ra cũng có một số bệnh làm cho mắt dễ bị khô như: viêm bờ mi, trứng cá đỏ làm ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước.
Bệnh khô mắt được biểu hiện bởi các triệu chứng bệnh sau:
Những người có nguy cơ bị mắc bệnh khô mắt như sau:
- Về tuổi tác: phần lớn những người lớn trên 65 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên sẽ có các triệu chứng của khô mắt.
- Về giới tính: Những người là nữ giới do thay đổi hormone sau khi mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai, ở thời kỳ mãn kinh sẽ có khả năng bị khô mắt cao hơn.
- Những người có tiền sử sử dụng thuốc: Những người có tiền sử sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm, thuốc chống tăng huyết áp và thuốc giảm đau hoặc thuốc nhỏ mắt mà chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ có khả năng cao bị khô mắt.
- Những người bị mắc các bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý về tai mắt: Những người có tiền sử mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, tổn thương tuyến giáp, viêm nhiễm của mi mắt, bề mặt nhãn cầu hoặc những bất thường của mi mắt sẽ có nguy cơ cao bị khô mắt.
- Những người sống và làm việc trong các môi trường như: tiếp xúc với thuốc lá, gió, thời tiết hanh khô, làm việc với máy tính trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị khô mắt cao.
Để phòng ngừa bệnh khô mắt, cần phòng tránh các tác nhân, nguy cơ gây bệnh như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc khi phải làm việc, tiếp xúc thường xuyên với máy tính: Để mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính từ 10-20cm; giữ khoảng cách tối thiểu giữa mắt và máy tính là 50cm;
- Kiểm tra định kỳ mắt tại các bệnh viên chuyên khoa để kịp thời phát hiện bệnh.
- Tập thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.
- Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt. Thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.
- Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
- Không hút thuốc hoặc hoặc không để khói thuốc dính trực tiếp vào mắt
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa Omega-3 (có nhiều trong cá) và Beta-Carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống oxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.
- Giữ môi trường sống, làm việc sạch sẽ, trong lành, an toàn để bảo vệ mắt.
Nếu tình trạng khô mắt ngày càng nặng, tái phát và lâu hết, bạn cần đến thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân do bệnh lý bên trong mắt hay do môi trường tác động, từ đó có liệu pháp điều trị phù hợp bạn nhe.
Cập nhật ngày: 06-02-2022