logo.png
appointment.png   Đặt hẹn Lasik.png   LASIK doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Các Tips chăm sóc mắt cận thị đúng cách để kiểm soát và hạn chế tăng độ (Mới nhất)



Cập nhật ngày: 04-11-2023
avatar


Ai cũng biết “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” cần được chăm sóc và bảo vệ mỗi ngày. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, cường độ làm việc cao, môi trường ô nhiễm, là những yếu tố khiến mắt không tránh khỏi bị tác động, dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bệnh lý về mắt.

Một khi mắt bị cận thị, việc chăm sóc đúng cách để kiểm soát tăng độ, giữ cho sức khỏe đôi mắt không bị suy giảm và tăng độ nhanh là hết sức quan trọng. Những mẹo nhỏ chăm sóc mắt cận thị dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc giữ cho mắt cận không bị tăng độ.


Nội dung bài viết
1. Đeo kính đúng độ
2. Khám mắt định kỳ
3. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
4. Chớp mắt, áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20
5. Đeo kính chống nắng, không nhìn trực tiếp vào mặt trời
6. Bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt cho mắt

1. Đeo kính đúng độ

Khi bị cận thị, việc đeo kính gọng hay kính áp tròng chính là giải pháp điều chỉnh tầm nhìn giúp mắt nhìn hình ảnh ở xa được rõ hơn. Điều quan trọng khi đeo kính cận chính là phải đeo kính cho đúng với độ của mắt, không được đeo độ thấp hoặc cao hơn vì sẽ rất dễ làm mắt bị mỏi cũng như lên độ nhanh hơn.

Xem thêm: Cận bao nhiêu độ phải đeo kính?

Theo các bác sĩ nhãn khoa, cận thị dưới 0,75 độ không nhất thiết phải đeo kính, còn ở ngưỡng 1 - 2 độ thì chỉ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa, khi không phải làm việc hoặc làm những việc đơn giản nên bỏ kính để mắt được thư giãn, không nên đeo kính cả ngày để tránh sự lệ thuộc vào kính.

Khi đeo kính nhớ đeo đúng vào tầm nhìn của mắt, tránh để kính trễ xuống dễ khiến mắt bị sụp mí và làm tăng độ cận.

2. Khám mắt định kỳ

Thị lực thường bị giảm sút rất nhanh khi mắc các vấn đề về mắt, kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần ngoài việc đo độ cận, còn giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt dễ dàng mắc phải như: đục thủy tinh thể, song thị, biến dạng, méo mó vật thể….từ đó có biện pháp can thiệp điều trị sớm.

Xem thêm: Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

3. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

 
 
 
 
 
 
 
 
 

ận thị dưới 0,75 độ không nhất thiết phải đeo kính, còn ở ngưỡng 1 - 2 độ thì chỉ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa

Cần đo khám và đeo kính đúng độ cận theo khuyến cáo từ bác sĩ

 

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng các thiết bị công nghệ (máy tính, điện thoại, máy tính bảng....) 3 giờ/ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực và dễ mắc các bệnh nguy hiểm về mắt. Làm việc không ngừng nghỉ với máy tính trong hơn 4 giờ có liên quan đến chứng mỏi mắt, khô, đau nhức mắt.

Trong trường hợp công việc phải “dính chặt” với thiết bị điện tử cả ngày, cứ sau 1-2 giờ làm việc bằng máy tính, hãy dành 10 - 15 phút nghỉ “giải lao” cho mắt nhìn ra xa, nhìn vào cây xanh, mát xa nhẹ nhàng vùng mi mắt và thư giãn.

Xem thêm: Dịch vụ đo khám mắt

4. Chớp mắt, áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20

 

 
 
 
 
 

Khi làm việc với máy tính, điện thoại tập trung quá lâu vào màn hình khiến chúng ta quên chớp mắt, dẫn đến mắt bị khô, căng tức, rối loạn điều tiết mắt.

Cần chú ý chớp mắt thường xuyên hơn, áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20 (sau mỗi 20 phút làm việc, nhìn ra xa 20 feet (6m) trong khoảng thời gian 20s).

5. Đeo kính chống nắng, không nhìn trực tiếp vào mặt trời

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời khi tiếp xúc thường xuyên với mắt sẽ làm biến đổi cấu trúc và tỷ lệ các thành phần các protein của thủy tinh thể, ảnh hưởng không tốt đến mi mắt, kết mạc, giác mạc và võng mạc.

 

Vì vậy, khi đi ngoài nắng đừng quên đeo kính chống nắng và tránh nhìn trực tiếp vào ánh mặt trời để bảo vệ mắt. Ngoài ra, việc đeo kính chống nắng khi đi ra ngoài còn giúp hạn chế khói bụi, hóa chất, dị vật bay vào mắt trong quá trình di chuyển.

6. Bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt cho mắt

Chăm sóc mắt toàn diện và hiệu quả ngoài việc cần một chế độ làm việc nghỉ ngơi tốt cho mắt, áp dụng các bài tập mắt thì việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt vào khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày cũng là một điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.

- Thực phẩm giàu Vitamin A: Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với mắt, giúp tăng cường sức khỏe thủy tinh thể, giác mạc. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt...

 

- Thực phẩm giàu Kẽm: Kẽm giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng...

- Thực phẩm chứa Crom: Thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi ra, mắt sẽ tăng độ cận nhanh hơn vì vậy cần phải bổ sung đầy đủ. Gan bò, nấm, nước ép nho...là những thực phẩm chứa nhiều Crom tốt cho sức khỏe mắt.

- Thực phẩm giàu Axit béo omega 3: Axit béo omega 3 chứa nhiều trong các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu, bơ, hạt óc chó, dầu oliu,…có tác dụng giúp giảm khô, mỏi mắt, cũng như hỗ trợ ngăn ngừa thiếu hụt vitamin.

Xem thêm: Tìm hiểu về tật cận thị và biện pháp khắc phục

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt cho mắt trong các thực phẩm ăn hằng ngày

Bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt cho mắt trong các thực phẩm ăn hằng ngày

 

- Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C được đánh giá là một trong những vitamin có tác dụng bảo vệ bề mặt của mắt và giác mạc. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như: cam, chanh, ổi, xoài, dâu, dứa…

- Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm giàu protein có khả năng giúp vết thương chóng lành nhờ cung cấp nguyên liệu giúp tái tạo mô, tốt cho mắt sau mổ. Cụ thể đó là những thức ăn như: thịt, cá, phô mai, sữa, sữa chua, trứng, các loại họ đậu,…


Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt.

Thông tin liên hệ: 

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 04-11-2023
 

Các bài viết khác



zalo