logo_2024_09_23.png
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Cườm khô là gì? Chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh



Cập nhật ngày: 30-08-2023
avatar


Thủy tinh thể là một bộ phận trong mắt của chúng ta, có nhiệm vụ điều tiết giúp mắt có thể nhìn xa hay gần và hội tụ ánh sáng lên võng mạc để giúp mắt nhìn rõ. Khi chúng ta lớn tuổi hay mắc các bệnh lý về mắt thì thủy tinh thể sẽ không còn trong suốt gây nên hình ảnh nhoè, mờ. Hầu hết chúng ta khi về già sẽ mắc các bệnh về thủy tinh thể (cườm khô) và khi đó, cần can thiệp phẫu thuật để mắt nhìn rõ lại.

Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu chung về cườm khô
2. Tác hại bệnh cườm khô gây ra
3. Phẫu thuật cườm khô
4. Địa chỉ uy tín phẫu thuật cườm khô

1. Tìm hiểu chung

1.1- Cườm khô là gì?

Thủy tinh thế giống như thấu kính hội tụ cho ánh sáng hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Ở mắt bình thường thủy tinh thể sẽ có dạng trong suốt để cho hình ảnh được rõ nét nhất. Do cấu tạo chủ yếu là từ protein và nước, khi già, số protein trong thủy tinh thể sẽ tụ lại thành đám ngăn cản ánh sáng đến võng mạc, làm giảm thị lực. Đây được gọi là tình trạng đục thủy tinh thể.

Cườm khô hiện đang được cho là bệnh lý gây giảm thị lực và mù lòa hàng đầu ở Việt nam, đặc biệt ở đối tượng người trung niên và người cao tuổi. Theo số liệu thống kê cho thấy hầu hết những người khi bước sang độ tuổi 40 đều có thể bị cườm khô ở một hoặc cả hai mắt.

1.2- Các triệu chứng của bệnh cườm khô

Bệnh cườm khô có rất nhiều triệu chứng đó chính là:

  • Màu sắc dường như biến mất
  • Đám mây che, nhìn mờ sương, nhìn nhòe, khó nhìn vào ban đêm
  • Nhìn thấy hai hoặc nhiều hình ảnh
  • Nhìn thấy chấm đen trước mắt
  • Nhìn thấy ánh chớp với các nguồn ánh sáng như đèn pha hoặc ánh sáng mặt trời, quầng sáng xuất hiện quanh đèn.

Đây không chỉ là những dấu hiệu của bệnh cườm khô mà còn là một số những dấu hiệu về các bệnh khác của mắt. Nếu bạn có một hay nhiều dấu hiệu trên thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Triệu chứng bệnh cườm khô

Bệnh đục thuỷ tinh thể (cườm khô)

 

Xem thêm: Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

1.3- Nguyên nhân bị bệnh cườm khô

Nguyên nhân gây ra các biểu hiện của bệnh cườm khô đó chính là do thủy tinh thể (thấu kính trong suốt nằm sau đồng tử mắt) bị mờ đục do lão hóa khi về già, khiến ánh sáng không được truyền đúng đến võng mạc.

1.4- Cườm khô có nguy hiểm không?

Những biểu hiện bệnh ban đầu của cườm khô đó chính là nhìn mờ, mắt hay bị nhức mỏi. Đây chỉ là những biểu hiện ban đầu khiến chúng ta chủ quan và không đi khám. Tuy nhiên sau đó bệnh sẽ tiến triển nặng gây ra suy giảm thị lực, thậm chí còn có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Theo số liệu thống kê cho thấy có đến hơn 70% người mù là do mắc cườm khô nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do đó khi thấy mắt có những dấu hiệu trên của cườm khô thì nên nhanh chóng đi khám để sớm phát hiện bệnh, từ đó giữ gìn thị lực của mình.

2. Tác hại bệnh cườm khô gây ra

 
Theo số liệu thống kê cho thấy hầu hết những người khi bước sang độ tuổi 40 đều có thể bị cườm khô ở một hoặc cả hai mắt.

Theo số liệu thống kê cho thấy hầu hết những người khi bước sang tuổi 40 đều có thể bị cườm khô ở một hoặc cả hai mắt.

 
 
 
 
 

Mọi công việc hàng ngày của chúng ta đều được hỗ trợ bằng đôi mắt sáng khỏe. Do đó, tác hại của cườm khô gây ra là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Ngoài ra cườm khô còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của chúng ta.

Xem thêm: Có thể phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể?

2.1- Tác hại của cườm khô đến công việc

Do nhìn cái gì cũng mờ, người mắc bệnh cườm khô làm việc gì cũng khó khăn và mất nhiều thời gian, đặc biệt những công việc yêu cầu khả năng chính xác cao.

Cườm khô càng tiến triển nặng thì hiệu suất công việc của người bệnh càng giảm. Khi thị lực chỉ còn 1/10, 2/10, các bạn sẽ không thể nhận rõ được các vật dù ở ngay trước mắt, lúc này khả năng lao động sẽ không còn, người bệnh sẽ phải sống dựa trên sự giúp đỡ từ người thân.

 

2.2- Tác hại của cườm khô đến thể trạng

Khi mắc bệnh cườm khô, khả năng nhận biết sự vật xung quanh bị giảm, người bệnh sẽ dễ va chạm, làm rơi, đổ đồ vật gần mình, khi đi lại dễ trượt ngã, bị tai nạn xe cộ khi tham gia giao thông làm tổn thương cơ thể.

2.3- Tác hại của cườm khô đến tinh thần, cảm xúc

Công việc bị cản trở, thể trạng không tốt khiến các bệnh nhân cảm thấy mình đang là gánh nặng của gia đình, trở nên ngại giao tiếp và thu mình lại.

Nếu không nhận được sự động viên, khích lệ, quan tâm kịp thời từ những người xung quanh người bệnh cườm khô sẽ có nguy cơ bị stress, trầm cảm hay những vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác.

Xem thêm: Cườm mắt là gì? Mổ cườm mắt bao nhiêu tiền

 

2.4- Cườm khô có mổ được không? Khi nào nên mổ

Cườm khô có mổ được không và khi nào có thể mổ là câu hỏi của rất nhiều người. Tuy nhiên không phải cứ phát hiện cườm khô là sẽ đi mổ ngay, mà thời điểm lựa chọn mổ phải dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể của từng bệnh nhân.

2.5- Lựa chọn sử dụng vật dụng hỗ trợ thay vì mổ

Sử dụng một vật dụng hỗ trợ như: lắp thêm các nguồn sáng trong nhà để có thể nhìn rõ hơn, sử dụng các kính mát hoặc kính đổi màu khi đi ra ngoài nắng, lựa chọn đồ vật trong nhà có màu sắc tương phản thật nhiều để dễ nhìn với thị lực bị giảm, mang mũ có vành rộng để giảm nhẹ một phần triệu chứng chói khi đi ngoài trời, cần dùng kèm các tròng kính phóng to sẽ giúp đọc sách báo dễ dàng hơn.

Đến gặp bác sĩ ngay khi thấy mình có dấu hiệu: nhìn lờ mờ, tối, âm u hoặc cảm giác cảnh vật xung quanh bị nhuộm màu vàng... để được chẩn đoán chính xác.

2.6- Nếu phẫu thuật sẽ có tỷ lệ sống cao hơn

Cũng giống như các phẫu thuật khác, phẫu thuật cườm khô là một thủ thuật xâm lấn và có tiềm tàng tỷ lệ những rủi ro nhất định. 

Công bằng mà nói phẫu thuật cườm khô là một trong những phẫu thuật mang lại lợi ích nhiều nhất cho bệnh nhân. Bởi vì, phẫu thuật cườm khô giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân một cách rõ rệt, giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao thông, té ngã trong sinh hoạt hằng ngày. 

3. Phẫu thuật cườm khô

3.1- Những rủi ro khi mổ cườm khô mắt

Mổ cườm khô mắt có thể có rất nhiều rủi ro hay những biến chứng như: nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp, chảy máu trong mắt, sưng đau giác mạc, đục dịch kính, đục bao sau,… Những biến chứng này có thể làm mắt sưng đỏ, đau nhức, chói sáng, nhìn mờ như lúc chưa mổ, thấy chấm đen,…

 
 
 
 
 
 
 
 
 

tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa và có những giải pháp tối ưu cho tình trạng mắt của mình thì cũng giúp đỡ lo lắng đi phần nào. 

Khám và tư vấn tình trạng mắt của mình, giúp người lớn tuổi bớt lo lắng đi phần nào

 

Xem thêm: Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể (Cườm khô)

3.2- Các giải pháp để hạn chế rủi ro khi phẫu thuật bệnh cườm khô

Những rủi ro khi mổ cườm khô có một tỷ lệ nhất định nhưng khi chúng ta tìm hiểu, tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa và có những giải pháp tối ưu cho tình trạng mắt của mình thì cũng giúp đỡ lo lắng đi phần nào. 

Cùng với đó, khi bạn biết cách chăm sóc mắt đúng cách theo hướng dẫn sau khi mổ cườm khô cũng sẽ giúp mắt mau chóng phục hồi thị lực.

3.3- Mổ cườm khô bao nhiêu tiền

Hiện có rất nhiều bệnh viện chuyên khoa mắt tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn đang tìm hiểu chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt tphcm? mổ cườm khô giá bao nhiêu.

Đối với việc mổ cườm khô có thể nhìn thấy xa mà không cần đeo kính thì chi phí sẽ thay đổi theo yêu cầu của bệnh nhân về từng loại thuỷ tinh thể nhân tạo đặt vào trong mắt với có nhiều loại và chức năng khác nhau. Người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn thuỷ tinh thể nhân tạo (kính nội nhãn - IOL) phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế của mình sau khi khám cùng bác sĩ biết rõ tình trạng cườm khô của mình.

3.4- Hướng dẫn chăm sóc mắt sau phẫu thuật cườm khô

Sau khi phẫu thuật cườm khô cần đảm bảo chăm sóc mắt cẩn thận để mắt được hồi phục một cách tốt nhất:

 
Khám và tư vấn phẫu thuật cườm khô (Phaco

Khám và tư vấn phẫu thuật cườm khô (Phaco)

 
 
 
 
 
  • Giữ vệ sinh mắt, KHÔNG nhắm, mở mắt mạnh
  • Để mắt nghỉ ngơi sau phẫu thuật
  • Không điều chỉnh mắt quá mạnh hoặc lâu
  • Không để nước vào mắt sau phẫu thuật 2 tuần
  • Không làm việc nặng hay vận động quá sức
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử sau khi phẫu thuật
  • Mang kính bảo hộ đầy đủ sau phẫu thuật
  • Uống và nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Cảm thấy mắt có thay đổi bất thường phải báo ngay với bác sĩ
  • Ăn uống đầy đủ các chất.

Xem thêm: Mổ cườm mắt kiêng ăn gì để phòng ngừa biến chứng, cải thiện thị lực?

 

4. Địa chỉ uy tín phẫu thuật cườm khô

Bệnh viện mắt Cao Thắng có khoa phẫu thuật cườm khô được thiết kế cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ khám, điều trị bệnh với chất lượng chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Tổ chức quản lý chất lượng của Mỹ (JCI).

Xem thêm: Bệnh viện mắt Cao Thắng đạt chứng nhận JCI - Lần thứ 5 – 9/2022

Bên cạnh đó chúng tôi còn trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ hiện đại để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả nhất cho ca phẫu thuật. Đội ngũ nhân viên, y bác sĩ của bệnh viện với nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, thực hiện thành công hàng nghìn ca phẫu thuật đục thủy tinh thể hàng năm, bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất về chất lượng phục vụ và hiệu quả trong điều trị cườm khô.


Trên đây là một số những chia sẻ của bệnh viện mắt Cao Thắng về phẫu thuật cườm khô ở mắt. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa. Hy vọng qua bài viết có thể giúp mọi người biết thêm về triệu chứng của cườm khô để kịp thời phát hiện. Các bạn có thể liên hệ với thông tin và địa chỉ bên dưới để được tham khảo nhiều hơn nhé.

Xin chân thành cảm ơn.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Khoa khám điều trị bệnh lý mắt bệnh viện mắt Cao Thắng

Khoa khám điều trị bệnh lý mắt bệnh viện mắt Cao Thắng

 
Cập nhật ngày: 30-08-2023
 

Các bài viết khác



messenger