logo_2024_09_23.png
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Cườm mắt là gì? Mổ cườm mắt bao nhiêu tiền



Cập nhật ngày: 04-11-2023
avatar


Cườm mắt là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và người mắc bệnh cườm nước thường có những câu hỏi thắc mắc như: Bệnh cườm nước có chữa được không? Bệnh cườm nước có phải mổ không? Vì thế cườm mắt là gì và làm sao để nhận biết căn bệnh này cũng như những thông tin về việc điều trị cườm mắt ra sao. Cùng bệnh viện mắt Cao Thắng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết
1. Bệnh cườm mắt và cách điều trị
2. Mổ cườm mắt bao nhiêu tiền?
3. Mổ cườm mắt bao lâu thì khỏi
4. Cách giúp mắt nhanh sáng khỏe sau mổ cườm mắt
5. Tại sao nên lựa chọn bệnh viện mắt Cao Thắng để mổ cườm mắt?

1. Bệnh cườm mắt và cách điều trị

1.1. Cườm mắt là gì?

Cườm mắt là tên gọi chung theo cách dân gian, nhưng thực tế có hai bệnh cườm mắt hoàn toàn khác nhau về cơ chế sinh bệnh cũng như cách điều trị. Đó là bệnh Cườm nước hay còn gọi là glaucoma, glocom, tăng nhãn áp, thiên đầu thống và Cườm khô còn gọi là đục thủy tinh thể, cườm đá, cataract.

1.2. Có mấy loại cườm mắt?

Có 2 loại bệnh cườm mắt đó chính là Cườm nước (glaucoma) và Cườm khô (đục thủy tinh thể).

1.2.1- Bệnh cườm nước (Glocom): 

Bệnh cườm nước hay còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp là bệnh lý ở mắt xảy ra khi thủy dịch (chất lỏng) trong mắt tăng cao tạo áp lực lên mắt, sẽ làm tổn thương dây thần kinh mắt và có nguy cơ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được khám và điều trị kịp thời.

Có bốn loại tăng nhãn áp chính: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp góc đóng và tăng nhãn áp thứ cấp, phổ biến nhất là tăng nhãn áp góc mở. Trong 4 loại tăng nhãn áp này, triệu chứng của chúng sẽ khác nhau.

  • Tăng nhãn áp góc mở: thường không có các triệu chứng rõ ràng
  • Tăng nhãn áp góc đóng: bạn có thể cảm thấy đau mắt đột ngột, mắt sưng hơn bình thường, luôn có cảm giác có một lớp màng nào đó ở trước mắt.
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh: mắt bé sẽ bị đỏ, có 1 lớp màng nhỏ, bị nhạy cảm với ánh sáng.
  • Tăng nhãn áp thứ cấp: các triệu chứng tương tự như các trường hợp trên.

1.2.2- Bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể)

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bệnh cườm nước - Kẻ đánh cắp thị lực âm thầm

Bệnh cườm nước - Kẻ đánh cắp thị lực âm thầm

 

Trong cấu trúc mắt, thủy tinh thể là bộ phận chứa tỷ lệ protein cao (chiếm khoảng 30%) gồm nhiều loại protein khác nhau. Tuy nhiên, khi tuổi tác cao cùng với ảnh hưởng từ môi trường, thói quen sinh hoạt mà thủy tinh thể bị lão hoá, các protein lúc này sẽ kết đám và cản trở đường đi của ánh sáng không cho ánh sáng đi vào võng mạc, khi đó mắt không thu được hình ảnh dẫn đến thị lực suy giảm, cuối cùng dẫn đến mù lòa cho bệnh nhân. Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trên toàn thế giới.

Xem thêm: Cườm khô là gì? Chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh

Đục thủy tinh thể là bệnh xảy ra chủ yếu đối với người lớn tuổi. Bệnh có liên quan đến quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, di truyền và một số các loại bệnh khác có thể dẫn đến đục thủy tinh thể.

Triệu chứng chủ yếu của bệnh đục thủy tinh thể là mờ mắt, có khi nhìn xa sẽ mờ hơn nhìn gần hoặc ngược lại kể cả khi đeo kính hoặc kính sát tròng. Ngoài ra có các triệu chứng khác như: chói mắt, nhìn một thành hai hoặc ba, nhìn quáng gà, thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng, thay đổi kính đeo mắt thường xuyên.

1.3. Cách điều trị bệnh cườm mắt

1.3.1- Điều trị bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể)

 
phẫu thuật cườm khô Cataract

Phẫu thuật cườm khô Cataract gồm 3 bước quan trọng: 1- Tán nhuyễn nhân thuỷ tinh thể tự nhiên bị đục, 2-Hút nhân thuỷ tinh thể ra khỏi mắt, 3-Đặt thấu kính nội nhãn IOL

 
 
 
 
 

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có loại thuốc nào có thể trị khỏi hoàn toàn được bệnh cườm khô. Thông thường đối với bệnh cườm khô, các bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo trong trường hợp thị lực giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, khiến bạn gặp khó khăn trong việc sinh hoạt.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là việc sử dụng một thủy tinh thể nhân tạo (kính IOL) thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục. Thấu kính này được đặt ở vị trí tương tự như thủy tinh thể tự nhiên và tồn tại vĩnh viễn trong mắt. Phương pháp này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ như: nhiễm trùng, chảy máu, bong võng mạc.

 

Bác sĩ mắt khuyến nghị bệnh nhân không nên thay thủy tinh thể của mình trong trường hợp thị lực chưa bị suy giảm nhiều gây cản trở các hoạc động hằng ngày. Bởi thủy tinh thể tự nhiên của mắt có khả năng điều tiết tốt hơn rất nhiều lần so với thủy tinh thể nhân tạo. Bệnh nhân cần tư vấn và thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để biết được khi nào mắt sẵn sàng để thay thuỷ tinh thể.

1.3.2- Điều trị bệnh cườm mắt nước (cườm nước, glaucoma hay glocom)

Cườm mắt nước là bệnh có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống ở giai đoạn đầu của bệnh, khi chuyển sang giai đoạn cấp tính sẽ phải phẫu thuật.

  • Thuốc nhỏ mắt: có tác dụng làm giảm nhãn áp bằng cách tăng lưu thông hoặc làm giảm số lượng nước mắt. Sử dụng đúng liều lượng và đúng cách theo khuyến nghị của bác sĩ mắt kê toa.

Xem thêm: Có Mấy Loại Cườm Nước Và Triệu Chứng Bệnh Là Gì?

 
  • Thuốc uống: Nếu dùng thuốc nhỏ mắt không có hiệu quả, các bác sĩ cân nhắc chuyển sang thuốc uống. Hạn chế của loại thuốc uống là gây ra một số tác dụng phụ bao gồm: tiểu thường xuyên, ngứa ran ở ngón tay và ngón chân, trầm cảm…
  • Điều trị bằng phẫu thuật hoặc laser: được áp dụng khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc xảy ra các biến chứng có thể bao gồm: đau, đỏ, nhiễm trùng, xuất huyết, nhãn áp tăng cao hoặc thấp bất thường… Cần theo dõi tình trạng bệnh theo lịch hẹn cùng bác sĩ chuyên khoa trong giai đoạn này.

2. Mổ cườm mắt bao nhiêu tiền?

Trong mổ cườm mắt thì có mổ cườm khô và cườm nước, do đó mổ cườm mắt là cụm từ chỉ chung của phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật trị tăng nhãn áp và chi phí sẽ có nhiều khác biệt.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Cườm nước cần thăm khám theo dõi theo lịch hẹn để tránh mất thị lực vĩnh viễn

Cườm nước cần thăm khám theo dõi theo lịch hẹn để tránh mất thị lực vĩnh viễn

 

Xem thêm: Phẫu thuật cườm nước có nguy hiểm không?

2.1- Giá mổ cườm mắt khô 

Mổ cườm mắt khô có giá trung bình khoảng 11 triệu – 55 triệu vnđ/1 mắt. Bạn đang thắc mắc tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy là do phù thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách giá từng bệnh viện, thị lực còn lại của bệnh nhân, nhu cầu chức năng của kính nội nhãn bệnh nhân yêu cầu vvv  sẽ dẫn đến chi phí khác nhau. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể sau khi khám hết tổng quát tình trạng mắt và lắng nghe nhu cầu của người bệnh.

2.2- Giá mổ cườm mắt nước

Mổ cườm mắt nước cũng có nhiều phương pháp khác nhau tuỳ vào tình trạng mức độ của bệnh, khi đó sẽ có các mức giá khác nhau phụ thuộc vào từng thể bệnh và dao động trong khoảng từ 300 nghìn vnđ - 2 triệu vnđ/ 1 mắt.

2.3- Mổ cườm mắt có được bảo hiểm không?

Một tin rất vui cho các bệnh nhân bị bệnh cườm mắt đó là chi phí mổ cườm mắt khô đã được Bảo hiểm y tế hỗ trợ thanh toán một phần .Người bệnh cườm khô sẽ được hỗ trợ khoảng 2-3 triệu vnđ tuỳ vào thị lực còn lại của mắt trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được tư vấn điều này trong buổi kiểm tra cùng bác sĩ mắt . Điều này sẽ giúp nhiều người giảm bớt được phần nào gánh nặng kinh tế và bớt lo mổ cườm mắt bao nhiêu tiền.

 
Chăm sóc mắt phẫu thuật cườm khô

Sau phẫu thuật cườm, người bệnh cần tuân theo các lịch tái khám và hướng dẫn chăm sóc mắt từ bệnh viện

 
 
 
 
 

3. Mổ cườm mắt bao lâu thì khỏi

Bạn đang chuẩn bị mổ cườm mắt, hay có người thân chuẩn bị mổ cườm mắt mà không biết mổ cườm mắt bao lâu thì khỏi?

Sau từ 4 -6 giờ sau phẫu thuật mắt bạn sẽ có thể cảm nhận được giác ngứa và xốn, cũng có thể có chảy nước mắt, mắt cảm thấy ánh sáng và cảm giác đau, khi đó có thể sử dụng thuốc giảm đau. Sau 1 - 2 ngày mắt sẽ hết đau. Và mắt sẽ khỏe lại hoàn toàn sau 1-2 tuần mổ mắt.

Sau khi mổ cườm mắt các bạn sẽ được bác sĩ đặt lịch tái khám định kỳ. Cần đến đúng ngày để được kiểm tra trạng thái phục hồi của mắt.

4. Cách giúp mắt nhanh sáng khỏe sau mổ cườm mắt

 

Sau khi mổ cườm mắt, điều quyết định trực tiếp đến tình trạng phục hồi của mắt đó chính là cách chăm sóc mắt.

Theo lời khuyên của các chuyên gia nhãn khoa, sau mổ cườm mắt cần bổ sung kịp thời một số dưỡng chất thiết yếu như Kẽm, Vitamin B2, Palmatin, Lutein, Alpha lipoic acid, Quercetin,... để giúp vết mổ nhanh lành ,tránh mắt và ngăn chặn các biến chứng sau khi mổ cườm mắt như: suy bao sau, suy dịch kính, bong võng mạc, chảy máu trong mắt…

Xem thêm: Mổ cườm mắt kiêng ăn gì để phòng ngừa biến chứng, cải thiện thị lực?

Để duy trì đủ lượng các chất dinh dưỡng này cho cơ thể, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây và sử dụng thêm viên bổ mắt. 

5. Tại sao nên lựa chọn bệnh viện mắt Cao Thắng để mổ cườm mắt?

Lựa chọn địa chỉ uy tín để gửi cặp mắt của mình là rất quan trọng. Bệnh viện mắt tốt sẽ có đội ngũ y bác sĩ tài giỏi với kinh nghiệm chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Đi kèm với đó còn là các máy móc, thiết bị y tế hiện đại và tân tiến của bệnh viện, sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả và nhanh hơn rất nhiều.

 

5.1- Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp

  • Bs. Mai Phan Hoàng Yến: Bác sĩ công tác tại chuyên khoa Glaucoma (Cườm nước) & tư vấn các tật khúc xạ tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng (CTEH) từ năm 2012 đến nay.
  • Bs. Huỳnh Khánh Trang: Trưởng khoa Lasik khúc xạ, công tác tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng từ năm 2003 và là thành viên nòng cốt trong quá trình phát triển khoa LASIK của bệnh viện.
  • Bs. Nguyễn Thị Kim Chi: Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Chi công tác tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng (CTEH) từ năm 2003. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Chi phụ trách chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt trong đó có tư vấn chăm sóc mắt.

Xem thêm: Phẫu thuật cườm khô (Phaco)

5.2- Thiết bị y tế

Các thiết bị y tế sử dụng phục vụ cho quá trình khám và điều trị các bệnh lý mắt tại bệnh viện mắt Cao Thắng đều đạt tiêu chuẩn kiểm định về độ chính xác và an toàn phẫu thuật trên bệnh nhân, được kiểm định định kỳ theo yêu cầu của Ban an toàn phẫu thuật nội bộ bệnh viện, chấp hành các yêu cầu an toàn từ các tổ chức y tế quốc tế cũng như từ Bộ y tế Việt Nam.

Nhờ có những thiết bị y tế hiện đại này mà có thể phát hiện ra nhiều bệnh ở mắt và rút ngắn thời gian phẫu thuật lên nhanh gấp nhiều lần so với phẫu thuật thông thường.

Trên đây là một số những thông tin về bệnh cườm mắt và chi phí mổ cườm mắt mà bệnh viện mắt Cao Thắng muốn gửi đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn biết nhiều hơn về bệnh này và đi khám bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bác sĩ điều trị cườm nước tại bệnh viện mắt Cao Thắng - Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Phan Hoàng Yến

Bác sĩ điều trị cườm nước tại bệnh viện mắt Cao Thắng - Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Phan Hoàng Yến

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ

 
Cập nhật ngày: 04-11-2023
 

Các bài viết khác



messenger