logo_2024_09_23.png
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Bệnh võng mạc tiểu đường (đái tháo đường) - Bệnh lý nguy hiểm gây biến chứng mù loà ở mắt



Cập nhật ngày: 04-11-2023
avatar


Bệnh tiểu đường, bệnh ai cũng có thể gặp và đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ hóa những năm gần đây. Bệnh võng mạc tiểu đường - biến chứng mắt của bệnh nhân tiểu đường dẫn đến mất thị lực hoàn toàn, thậm chí mù loà vĩnh viễn nếu không được kiểm soát, vậy võng mạc tiểu đường là gì? triệu chứng và biến chứng của bệnh võng mạc tiểu đường? ai có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường? bệnh võng mạc tiểu đường có nguy hiểm không? Hãy cùng bệnh viện mắt Cao Thắng trả lời các câu hỏi này nhé.


1- Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường), làm tổn thương các mao mạch võng mạc gây ảnh hưởng đến mắt.

Lúc đầu, bệnh võng mạc tiểu đường có thể không có triệu chứng cụ thể hoặc chỉ có một số vấn đề nhẹ về thị lực. Tuy nhiên, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến mù lòa.

Đây là tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai đang mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Nếu bạn bị tiểu đường thời gian dài và lượng đường trong máu không được kiểm soát thì bạn càng có nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng về mắt này.

Xem thêm: Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với mắt

 

1.1 Triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường ở giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện cụ thể, nhưng khi bệnh tiến triển thì bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Thấy các đốm hoặc các sợi màu đen trôi nổi. (hiện tượng ruồi bay)
  • Nhìn mờ.
  • Thị lực thay đổi.
  • Thấy những vùng trống hoặc tối.
  • Mất thị lực.

1.2 Khi nào cần khám mắt với bác sĩ

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
 
  • Việc kiểm soát lượng đường huyết ổn định chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên đi khám mắt định kỳ mỗi năm từ 1-2 lần để kiểm tra, ngay cả khi thị lực của bạn vẫn bình thường.
  • Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc bị tiểu đường trước khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Khi đó, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị khám mắt bổ sung trong suốt thai kỳ của bạn.
 

Bất cứ ai đang bị tiểu đường đều có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường, nên khám mắt định kỳ với bác sĩ chuyên khoa.

 
 
 
 
 
  • Mắc bệnh tiểu đường lâu năm
  • Kiểm soát kém lượng đường trong máu
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Thai kỳ
  • Hút thuốc lá

Nếu tầm nhìn của bạn thay đổi đột ngột hoặc trở nên mờ, có đốm đen hoặc màu sắc nhoè dần, bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay.

3- Nguyên nhân gây bệnh võng mạc tiểu đường?

Nếu bị tiểu đường thời gian dài, theo thời gian lượng đường trong máu quá nhiều có thể gây tắc nghẽn và làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc (mao mạch võng mạc), dẫn đến thiếu máu võng mạc.

 

Xem thêm: 4 Căn bệnh gây mù và mất thị lực ở người trẻ tuổi

Khi ở tình trạng này, cơ thể sẽ tự phản ứng bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới, bất thường (được gọi là tân mạch) để tiếp tục nuôi dưỡng võng mạc. Tuy nhiên, các tân mạch này rất mỏng manh và dễ vỡ, có thể gây ra các biến chứng xuất huyết võng mạc, dịch kính, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc.

Dù là trường hợp phù nề hay tắc nghẽn mao mạch võng mạc thì đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của người mắc bệnh tiểu đường.

4- Võng mạc tiểu đường có mấy loại?

Võng mạc tiểu đường có hai loại:

4.1 Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh (NPDR - Non-proliferative diabetic retinopathy)

 

Đây là giai đoạn đầu của bệnh lý võng mạc tiểu đường và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Với NPDR, các mao mạch võng mạc của người bệnh bị suy yếu.

Các mạch máu trong võng mạc có thể co hẹp hoặc giãn ra và có đường kính không đều, đôi khi gây rò rỉ chất lỏng và máu vào võng mạc. NPDR có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng khi có nhiều mạch máu bị tắc nghẽn hơn.

Đôi khi các mao mạch bị rò rỉ, khiến chất lỏng tích tụ ở phần trung tâm (điểm vàng) của võng mạc, làm phù nề và gây ra bệnh phù hoàng điểm làm mờ thị lực. Ở giai đoạn này nếu không chữa trị có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

4.2 Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh (PDR - Proliferative diabetic retinopathy)

Võng mạc tiểu đường tăng sinh (PDR) là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh võng mạc tiểu đường. PDR xảy ra khi võng mạc bắt đầu phát triển tân mạch.

Những mạch máu mới mỏng manh này thường dễ vỡ làm chảy máu vào dịch kính. 

 
 
 
 
 
 
 
 
 


Các mạch máu trong võng mạc có thể co hẹp hoặc giãn ra, gây rò rỉ chất lỏng và máu vào võng mạc

 

Xem thêm: Bệnh bong (rách) võng mạc có gây mù không? nguyên nhân và triệu chứng

Nếu trường hợp này xảy ra với lượng xuất huyết ít, người bệnh có thể nhận thấy một vài hạt nổi sẫm màu trong tầm nhìn. Và nếu xuất huyết quá nhiều sẽ che toàn bộ tầm nhìn của người bệnh.

Tân mạch có thể hình thành mô sẹo và khiến võng mạc bong ra khỏi đáy mắt của người bệnh (bong võng mạc). Bên cạnh đó, nếu tân mạch cản trở việc điều tiết thuỷ dịch ra khỏi mắt, có thể gây tích tụ dịch và tạo áp lực lên nhãn cầu, lâu dần làm hỏng dây thần kinh thị giác và dẫn đến bệnh tăng nhãn áp.

5- Biến chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường liên quan đến sự phát triển của các mạch máu bất thường (tân mạch) ở võng mạc. Các biến chứng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị lực như:

  • Xuất huyết dịch kính: tân mạch có thể làm rò rỉ chất lỏng và máu vào khoang chứa dịch kính của mắt. Nếu lượng máu ít, bạn có thể chỉ thấy một vài đốm đen (dạng nổi) trong tầm nhìn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, máu có thể lấp đầy khoang thủy tinh thể và chặn hoàn toàn tầm nhìn của bạn.
 
Chú ý hiện tượng chớp sáng, ruồi bay trong bệnh lý bong võng mạc.

Chú ý hiện tượng chớp sáng, ruồi bay trong bệnh lý bong võng mạc.

 
 
 
 
 

Bản thân xuất huyết thủy tinh thể thường không gây mất thị lực vĩnh viễn. Máu thường chảy ra khỏi mắt trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Trừ khi võng mạc của bạn bị tổn thương, thì thị lực của bạn sẽ có khả năng hồi phục như trước.

  • Bong võng mạc: Tân mạch có thể hình thành mô sẹo và khiến võng mạc bong ra khỏi đáy mắt của người bệnh. Triệu chứng của bong võng mạc bao gồm sự xuất hiện đột ngột của hiện tượng ruồi bay, chớp sáng và mất thị lực nghiêm trọng.
  • Tăng nhãn áp: Các mạch máu mới có thể phát triển ở phần trước của mắt (mống mắt) và cản trở dòng chảy bình thường của chất lỏng ra khỏi mắt, gây tích tụ và tạo áp lực trong mắt, từ đó có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác.
  • Mù lòa: Bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, tăng nhãn áp hoặc sự kết hợp của các tình trạng này có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

 

Xem thêm: Glaucoma - Glôcôm - Cườm nước - Tăng nhãn áp là bệnh gì? Tại sao lại mắc bệnh này?

6- Biện pháp phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường

Biện pháp phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường tốt nhất là duy trì việc khám mắt thường xuyên, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp của bạn, đồng thời điều trị sớm các vấn đề về thị lực có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất thị lực nghiêm trọng.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy làm giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường bằng những cách sau:

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên. Uống thuốc trị tiểu đường hoặc insulin theo chỉ dẫn.
  • Theo dõi lượng đường huyết: một số người bệnh có thể cần phải kiểm tra và ghi lại lượng đường huyết nhiều lần trong ngày, bạn nên tư vấn cùng bácvề số lần cần kiểm tra trong ngày.

Xem thêm: Khoa khám và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

 
  • Hỏi bác sĩ của bạn về xét nghiệm huyết sắc tố glycosyl hóa: xét nghiệm huyết sắc tố glycosyl hóa, hoặc xét nghiệm huyết sắc tố A1C (HbA1C), phản ánh lượng đường trong máu trung bình của bạn trong khoảng thời gian từ hai đến ba tháng trước khi xét nghiệm. Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, mục tiêu HbA1C là dưới 7%.
  • Giữ huyết áp và cholesterol trong tầm kiểm soát: lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và giảm thừa cân. Một số trường hợp cần dùng đến thuốc để giữ huyết áp và cholesterol ổn định.
  • Bỏ thuốc lá: hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường khác nhau, bao gồm cả bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Chú ý đến những thay đổi về tầm nhìn: nếu bạn nhận thấy tầm nhìn đột nhiên thay đổi hoặc trở nên mờ, có đốm hoặc màu sắc nhoè dần thì nên liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa.

Hãy nhớ rằng, bệnh tiểu đường bản chất không dẫn đến mất thị lực. Tuy nhiên việc kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đe doạ thị lực của bạn.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

duy trì việc khám mắt thường xuyên, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp của bạn, đồng thời điều trị sớm các vấn đề về thị lực là biện pháp tốt nhất kiểm soát các nguy cơ mất thị lực từ bệnh tiểu đường.

Duy trì việc khám mắt thường xuyên, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp của bạn, đồng thời điều trị sớm các vấn đề về thị lực là biện pháp tốt nhất kiểm soát các nguy cơ mất thị lực từ các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

 

Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt.

Thông tin liên hệ: 

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 04-11-2023
 

Các bài viết khác



messenger