logo_2024_09_23.png
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn?



Cập nhật ngày: 10-07-2024
avatar


Xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị công nghệ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Vì thế các vấn đề sức khỏe về mắt cũng có hướng phức tạp hơn. Do đó một trong những căn bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” là tật loạn thị và cận thị. Khám phá ngay bài viết dưới đây của Bệnh viện Mắt Cao Thắng để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này bạn nhé!

Nội dung bài viết
1. Khái niệm
2. Những đối tượng có nguy cơ loạn thị
3. Cận thị khác gì loạn thị?
4. Cận thị và loạn thị cái nào nặng hơn?
5. Một số cách bảo vệ đôi mắt khỏi cận thị và loạn thị

1. Khái niệm

1.1. Cận thị là gì?

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở mắt, khi đó hình ảnh vật thể đi vào mắt hội tụ đằng trước võng mạc, thay vì nằm đúng trên võng mạc. Từ đó gây nên tình trạng thị lực nhìn mờ, nhòe những vật ở xa.

1.2. Loan thị là gì?

Tật loạn thị là trạng thái hình ảnh thu được khi đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau, không ở trên võng mạc. Gây nên tình trạng  hình ảnh nhoè, mờ, không rõ nét. Loạn thị thường xảy ra cùng với tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị và có thể dễ dàng chuẩn đoán với một cuộc kiểm tra mắt định kỳ.

Xem thêm: Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Có nguy hiểm không?

2. Những đối tượng có nguy cơ loạn thị 

Người loạn thị thường có cảm giác nhìn mọi vật đều bị mờ, hoặc bị biến dạng ở mọi khoảng cách. Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt, nhức mắt, chảy nước mắt,...

Loạn thị nhẹ không nguy hiểm và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Trong trường hợp loạn thị cao (từ 1D trở lên) , thị lực sẽ giảm và có thể làm cho mắt bị nhược thị nếu không được chỉnh kính và tập luyện.

Tỷ lệ mắc chứng loạn thị cao ở những người có:

- Ba hoặc mẹ từng mắc một tật khúc xạ (cận, viễn hoặc loạn thị)
- Điều kiện ánh sáng không đủ khi làm việc hay học tập
- Tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Mắt làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc.
- Không cung cấp đủ vitamin, chất xơ,...
- Tư thế ngồi không đúng, quá gần hoặc quá xa

3. Cận thị khác gì loạn thị?

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Các tật khúc xạ thường gặp: cận thị, viễn thị, loạn thị

Các tật khúc xạ thường gặp: cận thị, viễn thị, loạn thị

 

Loạn thị và cận thị đều là những tật khúc xạ khá phổ biến hiện nay, mỗi tật thì có tình trạng và dấu hiệu nhận biết khác nhau. Chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để phân biệt loạn thị với cận thị.

  • Thay vì giác mạc có hình tròn đối xứng (giống như một quả bóng đá) ở mắt bình thường, thì giác mạc ở Loạn thị nó bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc) hoặc có thể do độ cong bất thường của thủy tinh thể gây ra.
  • Còn cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu .
  • Cận thị vẫn có thể nhìn rõ vật ở gần, nhưng đưa vật ra xa sẽ thấy không còn rõ nét và vật càng xa thì mắt nhìn càng mờ hơn. Còn loạn thị dù vật ở gần hay xa thì hình ảnh mà mắt thu được vẫn bị mờ nhòe, biến dạng.
 
Người cận thị phải phụ thuộc vào kính cận trong sinh hoạt hằng ngày

Người cận thị phải phụ thuộc vào kính cận trong sinh hoạt hằng ngày

 
 
 
 
 

4. Cận thị và loạn thị cái nào nặng hơn?

Cận thị và loạn thị sẽ cho bạn thấy kiểu hình ảnh khác nhau bởi chúng là hai tật khúc xạ của mắt hoàn toàn riêng biệt. Vì thế độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào chỉ số diop của mỗi người. 

Do vậy, câu trả lời cho tật khúc xạ nào nghiêm trọng hơn thì không thể khẳng định được. Trường hợp nhẹ dưới 1D, bệnh loạn thị không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng (từ 1D trở lên) cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng có thể gây ra nhược thị, khó chịu, đau đầu và nhìn mờ.

Tuy nhiên, tật khúc xạ cận thị rất dễ bị tăng nhanh, tốc độ theo thời gian nếu không có phương pháp kiểm soát và chăm sóc mắt hợp lý. Trong khi đó, loạn thị sẽ tăng chậm, ít hơn và thường đi kèm với tật cận thị.

Như vậy, vốn không thể so sánh mức độ nặng nhẹ của loạn thị với cận thị bởi có thể có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình tăng độ của hai tật khúc xạ này.

 

Nếu có dấu hiệu bất thường ở mắt, bạn hãy đến trung tâm nhãn khoa uy tín để được tư vấn chính xác rằng bạn đang thắc mắc tật khúc xạ nào để từ đó có phương pháp khắc phục.

5. Một số cách bảo vệ mắt khỏi cận thị và loạn thị

Nếu nhận xét 2 dạng tật khúc xạ mắt này cùng mức độ nghiêm trọng, thì gây ra các triệu chứng khó chịu hơn, đặc biệt gây ra chứng nhược thị cần rất nhiều thời gian và khá tốn kém để điều trị. Để tránh các tật khúc xạ cận thị và loạn thị, bạn cần tập thói quen tốt cho mắt như sau:

  • Tư thế học tập và làm việc phù hợp trong môi trường đầy đủ ánh sáng.
  • Khi làm việc hay khi xem các thiết bị điện tử, tầm 3 – 4 giây nên chớp mắt một lần; trong 2 phút tiếp theo, cứ 30 giây, chớp mắt một lần, đây chính là giúp phòng tránh được tính năng cận thị cho trẻ hiệu quả, hơn nữa còn giúp mắt tươi tỉnh hơn.
 
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể, đặc biệt lưu ý các loại vitamin tốt cho mắt.
  • Lên kế hoạch thói quen ngủ đúng giờ, ít nhất 8 - 9 tiếng mỗi ngày, tùy tuổi. Đây là cách giúp mắt được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hãy lên lịch khám mắt định kỳ cho bé để theo dõi, phát hiện đúng lúc các chức năng xạ hình này nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường trước mắt.

Xem thêm: Mắt bị tật khúc xạ - Điều trị như thế nào HIỆU QUẢ?

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn cùng các thông tin liên quan của Bệnh viện Mắt Cao Thắng. Hy vọng các thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc tham khảo và bảo vệ mắt tốt nhất khi còn có thể nhé!

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Chữa cận thị, viễn thị, loạn thị bằng phương pháp laser là lựa chọn phổ biến của nhiều người hiện nay

Chữa cận thị, viễn thị, loạn thị bằng phương pháp laser là lựa chọn phổ biến của nhiều người hiện nay

 

Thông tin liên hệ: 

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 10-07-2024
 

Các bài viết khác



messenger