Theo thông tin từ tạp chí Nhãn khoa thì đến năm 2050, số người cận thị có thể là 50% dân số trên thế giới và số người bị cận thị nặng có thể tăng gấp 7 lần. Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Cận 10 độ có bị mù không? Tác hại của cận thị nặng? Có nguy hiểm không? Bệnh viện Mắt Cao Thắng sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!
Cũng giống như các tật khúc xạ khác, cận thị được đo bằng đơn vị là Diop (ký hiệu là D). Diop là thước đo công suất của kính quang học, được sử dụng giúp cho mắt có thể nhìn được rõ mọi vật ở xung quanh một cách rõ ràng hơn.
Xem thêm: Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT
Tật khúc xạ cận thị được chia làm 4 mức độ khác nhau sau đây:
Nếu độ cận trên -10 Diop thì lúc này mắt không còn là cận thị đơn thuần nữa mà thành bệnh lý, gây ra các thoái hoá sau nhãn cầu. Việc này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm làm thị lực bệnh nhân kém rất nhiều và có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cận thị có giảm độ được không? Cách làm chậm quá trình tăng độ
Theo lý thuyết và trên thực tế, không có giới hạn cho cận thị, người bị bệnh chỉ có thể cận một vài độ, tuy nhiên một số trường hợp nghiêm trọng có thể cận trên 20 độ. Do đó sẽ không có mức độ cận thị nặng nhất.
Với cận thị bẩm sinh, độ cận tăng rất nhanh và khi trưởng thành có thể cận nặng đến -20, -25 Diop.
Cận thị được chia ra thành nhiều loại như cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thứ phát, cận thị ban đêm và cận thị thoái hóa. Mỗi loại sẽ có mức độ cận khác nhau.
Trong đó, cận thị thoái hóa có mức độ nặng và nguy hiểm nhất. Khi đó, dù chỉnh kính thì thị lực của người bệnh cũng chỉ được 5/10, 8/10, thậm chí có trường hợp chỉ đạt 3/10.
Bị cận thị thoái hoá khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của mắt. Bệnh nhân cần điều trị kịp thời để tránh dẫn đến mù lòa.
Xem thêm: Cận thị có di truyền không? Cách hạn chế bị cận thị
Trên thực tế đã ghi nhận những trường hợp bị cận thị bẩm sinh ngay từ khi chưa đi học, độ cận tăng rất nhanh và khi trưởng thành có thể cận nặng đến -20, -25 Diop.
Những bệnh nhân cận ở mức độ này phần lớn đều bị cận thị thoái hóa. Ngoài ra có thể mắc các bệnh lý về mắt như thoái hóa hoành điểm, đục thủy tinh thể, bong tróc võng mạc, thoái hóa võng mạc, nhược thị… 3. Cận thị bao nhiêu độ thì phải đeo kính?Rất nhiều người mới đầu cận thị đều có cùng thắc mắc là cận thị không đeo kính có sao không hay cận thị bao nhiêu độ thì phải đeo kính? Theo các bác sĩ nhãn khoa, nếu cận thị nhẹ dưới 0,75 thì không cần đeo kính cận thường xuyên. Cụ thể:
Nếu bị cận trên -0,75 Diop thì bệnh nhân nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Cụ thể: |
Xem thêm: Những nhầm tưởng và cách phòng chống cận thị học đường
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc “ Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Cận thị bao nhiêu độ thì phải đeo kính?” của Bệnh viện Mắt Cao Thắng. Hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc tham khảo để hiểu rõ hơn về mức độ cận của mình, từ đó có biện pháp chăm sóc mắt đúng cách.
Nếu cận thị từ 2 độ, bệnh nhân nên cần đeo kính thường xuyên để tránh việc tăng độ quá nhanh.
Bệnh viện Mắt Cao Thắng - Một trong những bệnh viện nhãn khoa toàn diện và uy tín nhất của Việt Nam hiện nay tự hào là địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp để bạn “chọn mặt gửi vàng”, an tâm tìm tới nếu có ý định điều trị tật khúc xạ dứt điểm, an toàn với chi phí tối ưu nhất! Vậy nên, nếu đang tìm một cơ sở khám, chữa, tư vấn điều trị các bệnh về mắt uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất! THÔNG TIN LIÊN HỆ: Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn Thời gian hoạt động:
|