logo_2024_09_23.png
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Mắt bị tật khúc xạ - Điều trị như thế nào HIỆU QUẢ?



Cập nhật ngày: 28-08-2023
avatar


Tật khúc xạ, mắt bị tật khúc xạ, tật khúc xạ mắt, tật khúc xạ học đường, khúc xạ ở trẻ em là cụm từ không còn xa lạ gì trong thời đại 4.0 hiện nay, khi các thiết bị công nghệ ngày càng phát triển như “vũ bão”. Căn bệnh nhãn khoa này đã, đang xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.

Nguyên nhân gây nên tật khúc xạ là gì? Chữa tật khúc xạ mắt như thế nào hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bệnh viện Mắt Cao Thắng để biết thêm các thông tin hữu ích về vấn đề này bạn nhé!

Nội dung bài viết
1. Tật khúc xạ là gì?
2. Nguyên nhân nào khiến mắt bị tật khúc xạ?
3. Triệu chứng của mắt bị tật khúc xạ là gì?
4. Các phương pháp chữa tật khúc xạ mắt
5. Cách phòng ngừa tật khúc xạ hiệu quả

1. Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ ở mắt hiểu đơn giản là tình trạng mắt không thể hội tụ hình ảnh trên võng mạc gây nhìn mờ, từ đó làm thị lực suy yếu. Hiện nay, có 03 tật khúc xạ mắt phổ biến là:

1.1- Cận thị

Là tình trạng mắt nhìn rõ các vật ở gần nhưng nhìn mờ các vật ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết mắt thì mới có thể thấy rõ các vật, hình ảnh ở xa.

Các tật khúc xạ phổ biến hiện nay

Các tật khúc xạ phổ biến hiện nay

 
 
 
 
 

Nguyên nhân của cận thị được xác định là do mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt, từ đó khiến những tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc, điều này khiến những ai bị cận khi nhìn các vật ở gần sẽ thấy rõ, trong khi vật càng xa thì càng thấy mờ 

Đây là tật khúc xạ thường gặp nhất hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên, người trưởng thành phải làm việc máy tính nhiều,... 

1.2- Viễn thị

Nguyên nhân của viễn thị là do giác mạc dẹt quá hoặc do trục nhãn cầu quá ngắn, khiến cho hình ảnh không hội tụ ở trên võng mạc như mắt bình thường mà phải hội tụ ở phía sau võng mạc.

Người lớn nếu bị viễn thị thì không thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng có thể nhìn rõ các vật ở xa. Viễn thị có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người bệnh và có thể di truyền trong gia đình.

Còn trẻ em và thanh thiếu niên nếu bị viễn thị nhẹ vẫn có thể nhìn rõ vì mắt còn khả năng điều tiết để mắt nhìn rõ, chỉ phát hiện khi tật khúc xạ viễn thị tiến triển nặng hay qua khám mắt định kỳ hằng năm.

1.3- Loạn thị

 

Đối với mắt người bình thường, các tia sáng sẽ đi qua giác mạc và hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, với mắt của người bị loạn thị thì các tia sáng này lại hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho các hình ảnh bị mờ hoặc méo mó. Nguyên nhân loạn thị chủ yếu là do bất thường về hình dạng của giác mạc.

Ở người bình thường, giác mạc có dạng hình chỏm cầu với một độ cong hoàn hảo. Giác mạc của người bị loạn thị bị biến dạng làm mất đi độ cong đó gây ra tình trạng hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc (có thể ở trước và sau võng mạc).

Loạn thị là một tình trạng thường gặp ở mắt, tình trạng này thường xảy ra cùng với cận thị hoặc viễn thị và có thể dễ dàng chẩn đoán qua kiểm tra khám mắt định kỳ.

Xem thêm: Đo khúc xạ mắt là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

2. Nguyên nhân nào khiến mắt bị tật khúc xạ?

Ngoài những nguyên nhân chủ quan (do cấu tạo mắt), thì mắt bị tật khúc xạ còn có thể do những nguyên nhân khác khách quan sau đây:

  • Yếu tố di truyền: Bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị mắc tật khúc xạ thì con sinh ra sẽ có nguy cơ bị tật khúc xạ cao hơn bình thường. Ngoài ra, tật khúc xạ ở mắt còn có thể khởi phát do các rối loạn di truyền kết hợp cùng các hội chứng như: Hội chứng Knobloch, hội chứng Stickler và hội chứng Marfan.
 
  • Thói quen sinh hoạt chưa đúng cách: Tư thế ngồi học hay làm việc sai (ngồi quá gần, để mắt sát với màn hình tivi, máy tính hay điện thoại, ngồi học mặt cúi để mắt gần vở); Học, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng; Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng;...
  • Tiếp xúc với quá nhiều nguồn sáng nhân tạo: Điện thoại, máy tính để bàn, ipad, laptop,.. mà không có chế độ nghỉ ngơi hay thư giãn mắt hợp lý.

3. Triệu chứng của mắt bị tật khúc xạ là gì?

Khi bị tật khúc xạ, mắt của bạn sẽ gặp phải một trong những triệu chứng thường gặp sau đây:

  • Triệu chứng sớm của tật khúc xạ là nhìn xa hoặc gần bị mờ, tầm nhìn bị biến dạng, méo mó;
  • Đôi khi co thắt cơ thể mi hoặc nheo mắt để nhìn rõ kéo dài có thể dẫn tới đau đầu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Dấu hiệu trẻ bị cận thị

Mỏi mắt khi đọc, thường xuyên nháy mắt, nheo mắt hoặc dụi mắt là triệu chứng tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em.

 
  • Mỏi mắt khi đọc, thường xuyên nháy mắt, nheo mắt hoặc dụi mắt là triệu chứng tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em.

4. Các phương pháp chữa tật khúc xạ mắt

Điều trị tật khúc xạ như thế nào? Nếu như bạn hoặc người trong gia đình mình mới phát hiện bị tật khúc xạ ở mắt, vậy thì có thể tham khảo các các phương pháp điều trị tật khúc xạ phổ biến sau đây:

4.1- Chữa tật khúc xạ mắt bằng đeo kính gọng

Đeo kính gọng là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để khắc phục tật khúc xạ mắt, phù hợp với mọi lứa tuổi. 

Bệnh nhân cần đi thăm khám kịp thời khi thấy xuất hiện triệu chứng như: Nhìn mờ, tầm nhìn hạn chế, mỏi mắt, khó chịu ở mắt,... để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác xem bạn đang bị tật khúc xạ mắt loại nào, từ đó có thể tư vấn phương pháp chăm sóc và loại kính phù hợp cho mắt của mình.

 
Trẻ cần mang kính đúng độ cận thị để tránh tăng độ nhanh

Trẻ cần mang kính đúng độ cận thị để tránh tăng độ nhanh

 
 
 
 
 

Nếu như bị cận thị sẽ cần phải đeo kính lõm (thấu kính phân kỳ) để làm giảm độ hội tụ cho ảnh lùi về đúng võng mạc; bị viễn thị sẽ phải đeo kính lồi (thấu kính hội tụ) phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc; bị loạn thị cần đeo kính một trục của kính trụ không có công suất, trục còn lại có thể là hội tụ hoặc phân kỳ.

Nhược điểm của cách chữa tật khúc xạ mắt này là khá bất tiện khi tham gia các hoạt động thể thao. Ngoài ra có thể bị hạn chế tầm nhìn khi di chuyển ngoài trời trong những hôm trời mưa.

4.2- Điều trị tật khúc xạ mắt bằng kính áp tròng

Ngoài sử dụng kính gọng, bệnh nhân bị tật khúc xạ mắt còn có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng kính áp tròng để khắc phục thị lực. 

Xem thêm: Những lưu ý khi trẻ tập đeo kính

 

Ưu điểm của loại kính này là tính thẩm mỹ cao và khá tiện lợi. Tuy nhiên, hạn chế mà kính áp tròng gây ra là dị ứng, mẫn cảm, tổn thương và khô mắt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm mắt nếu không vệ sinh kính thường xuyên và sử dụng kính đúng cách.

4.3- Cách điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật tia Laser excimer 

Phẫu thuật khúc xạ bằng laser sẽ thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn, cụ thể là làm thay đổi độ cong của giác mạc để các ánh sáng vào mắt hội tụ chính xác trên võng mạc cho tầm nhìn rõ. Điều kiện để thực hiện phẫu thuật khúc xạ là những người khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên, không muốn đeo kính gọng hoặc kính áp tròng.

Mục tiêu của phẫu thuật khúc xạ là giảm sự phụ thuộc vào kính thuốc hoặc kính áp tròng. Hầu hết những bệnh nhân trải qua phẫu thuật khúc xạ đều sẽ đạt được mục tiêu này, khoảng 98% không cần đeo kính để nhìn xa.

 

 

Trong phẫu thuật chữa tật khúc xạ hiện nay, có 3 phương pháp chính được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Phẫu thuật LASIK
  • Femtosecond LASIK
  • PRK/Lasek

Các phương pháp này đều dùng loại laser excimer để điều chỉnh tật khúc xạ, và mỗi loại phương pháp sẽ phù hợp cho từng bệnh nhân tuỳ vào nhiều yếu tố của người bệnh như: độ dày giác mạc, độ khúc xạ, các bệnh lý mắt bên trong, thói quen sử dụng thiết bị công nghệ, máy tính… bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể dựa trên kết quả khám tiền phẫu của bệnh nhân.

Ngoài 03 phương pháp nêu trên, còn có một số các phẫu thuật khúc xạ khác cũng mang lại kết quả cao như: Đặt kính nội nhãn (ICL), phẫu thuật Phaco

Xem thêm: Review mổ mắt cận : Tìm hiểu từ A-Z về mổ mắt cận

 
 
 
 
 
 
 
 
 

So với các cách điều trị tật khúc xạ mắt phổ biến hiện nay thì phẫu thuật laser được giới chuyên môn đánh giá là có độ an toàn, chính xác, hiệu quả cao

So với các cách điều trị tật khúc xạ mắt phổ biến hiện nay thì phẫu thuật khúc xạ bằng laser được giới chuyên môn đánh giá là có độ an toàn, chính xác, hiệu quả cao

 

So với các cách điều trị tật khúc xạ mắt phổ biến hiện nay thì phẫu thuật khúc xạ được giới chuyên môn đánh giá là có độ an toàn, chính xác, hiệu quả tốt và thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng rất nhanh. Ở mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cho phương pháp phù hợp nhất với tình trạng mắt của mình.

Xem ngay: Cườm khô là gì? Chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh

5. Cách phòng ngừa tật khúc xạ hiệu quả

Để phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các tật khúc xạ mắt, bạn đọc có thể tham khảo và làm theo những chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng sau đây:

5.1- Đảm bảo nơi học tập, làm việc đầy đủ ánh sáng

Sử dụng các thiết bị chiếu sáng đúng tiêu chuẩn khi ngồi học, làm việc để bảo vệ đôi mắt tốt hơn. Đồng thời, nó giúp hạn chế tình trạng tăng độ khi bị cận thị. Vậy nên nếu có ý định học tập hoặc làm việc vào ban đêm, ngoài ánh sáng phòng, cần phải có đèn bàn chụp phản chiếu, nên sử dụng kết hợp đèn điện bóng tròn và đèn ống. Tuy nhiên hãy lựa chọn ánh sáng phù hợp, công suất tốt nhất là ngang bằng với ánh sáng tự nhiên. Đồng thời đặt đèn ở vị trí cao, tránh rọi trực tiếp vào mắt. 

Xem thêm: Bạn có đang hiểu lầm về mổ cận thị?

Để giữ gìn đôi mắt sáng khoẻ, bên cạnh việc lựa chọn ánh sáng phù hợp, chúng ta cần hạn chế tối đa việc lạm dụng các thiết bị điện tử. Nhất là trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, chuẩn bị đi ngủ,...

5.2- Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp

Ngồi sai tư thế sẽ khiến mắt dễ bị tăng độ hơn, thị lực ngày càng suy giảm, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng của cột sống. Vậy nên mỗi chúng ta cần phải tự mình điều chỉnh tư thế ngồi khi học tập, làm việc đúng cách và khoa học.

 
Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn giúp tránh xa các tật khúc xạ

Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn giúp tránh xa các tật khúc xạ

 
 
 
 
 

Theo chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa, tư thế ngồi tốt cho cả cột sống và mắt như sau: Ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại, 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ, không được cúi gầm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học, luôn để mắt xa sách vở 1 khoảng cách thích hợp từ 30 - 40 cm.

5.3- Hạn chế căng thẳng cho mắt

  • Không để mắt điều tiết quá lâu: Sau 30-45 phút làm việc gần, nên nhìn ra xa 1 khoảng cách 6m hoặc nhắm mắt trong thời gian khoảng 5-10 phút.
  • Hạn chế thời gian xem tivi, chơi trò chơi điện tử, ngồi máy tính… thay vào đó nên tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
  • Không đọc sách, báo, truyện có chữ quá nhỏ hay mờ, hình ảnh lem nhem không rõ ràng.
  • Điều chỉnh khoảng cách hợp lý khi sử dụng các thiết bị điện tử: Nên xem tivi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng màn hình tivi.
 

5.4- Ăn uống đủ chất và hoạt động thể lực thường xuyên

Để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, tinh anh từ bên trong, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe của mắt như: 

  • Thực phẩm có chứa nhiều vitamin A: Gan , trứng, cá trích, các loại rau có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, cà rốt, gấc, bí đỏ…
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau  cải xanh, súp lơ,....

Xem thêm: Chăm sóc mắt cận thị đúng cách để kiểm soát tăng độ

Bên cạnh đó, nên thường xuyên tham gia hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời kiên trì luyện tập các bài tập dành cho mắt mỗi ngày như: Bài tập nhìn đồng hồ số, bài tập nhìn vật ở xa, bài tập nhìn vào góc cạnh của vật thể,...


Trên đây là bài viết gợi ý các cách điều trị tật khúc xạ mắt của Bệnh viện Cao Thắng. Hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc biết được cách khắc phục phù hợp khi mắt bị tật khúc xạ.

Bệnh viện Mắt Cao Thắng thành lập từ năm 2001 - Hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý mắt, là một trong các bệnh viện mắt uy tín nhất của Việt Nam hiện nay,  tự hào là địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp để bạn “chọn mặt gửi vàng”, an tâm tìm tới nếu có ý định chữa tật khúc xạ mắt dứt điểm, an toàn với chi phí phù hợp.

Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, chữa, tư vấn điều trị các bệnh về mắt uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!

 

Thông tin liên hệ: 

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bệnh viện mắt quốc tế Cao Thắng

Bệnh viện mắt quốc tế Cao Thắng hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nhãn khoa

 
Cập nhật ngày: 28-08-2023
 

Các bài viết khác



messenger