logo.png
appointment.png   Đặt hẹn Lasik.png   LASIK doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Lác mắt (Lé mắt) và Những câu hỏi thường gặp



Cập nhật ngày: 16-03-2024
avatar


Nội dung bài viết
1. Lác mắt là gì?
2. Nguyên nhân bị lác mắt
3. Lác mắt có nguy hiểm không?
4. Các câu hỏi thường gặp

1. Lác mắt là gì?

Lác mắt (hay còn gọi là mắt lé) là tình trạng hai mắt nhìn không thẳng hàng (mắt bị lệch trụ), hai mắt không cùng nhìn về một phía mà nhìn theo các hướng khác nhau.

Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia, tùy vào cơ mắt bị ảnh hưởng mà có thể nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới.

Sự di chuyển hướng nhìn của mắt có thể cố định hoặc tạm thời, mắt nhìn thẳng và mắt nhìn lệch có thể luân phiên nhau.

1.1 Có mấy loại mắt lác?

Lác mắt là một bệnh lý khá phổ biến, gồm có hai loại chính:

  • Lác cơ năng (Lác đồng hành): Mắt lác luôn luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành, loại lác này thường gặp ở trẻ em.
  • Lác liệt (Lác bất đồng hành): Trong đó cơ vận nhãn bị liệt gây ra hạn chế vận động của nhãn cầu, loại này thường gặp ở người lớn.

1.2 Dấu hiệu bé bị lác mắt

Trong sinh hoạt hằng ngày, dấu hiệu bé bị lác mắt khi thấy hai mắt của trẻ không nhìn về một hướng (hai mắt nhìn hai hướng khác nhau), hoặc tưởng trẻ nhìn hướng này nhưng thật ra trẻ đang nhìn về hướng khác.

 

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng con bạn nhắm một mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vào một đồ vật hay con bạn có thể nheo một mắt khi ở ngoài nắng, thì có khả năng trẻ đang bị lác mắt.

Lúc này, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện mắt để khám và kiểm tra lác mắt trực tiếp cùng bác sĩ, để nhận những tư vấn chỉnh mắt lé (lác) cụ thể cho trường hợp của bé nhà mình.

2. Nguyên nhân bị lác mắt

Có nhiều nguyên nhân gây ra lác mắt như:

  • Nhược thị thực thể: đục thể thủy tinh, lệch khúc xạ hai mắt.
  • Tật khúc xạ: cận thị nặng, viễn thị không được kiểm soát và điều trị
  • Liệt cơ vận nhãn bẩm sinh.
  • Di truyền: trên 50% các trường hợp lác có yếu tố gia đình.
  • Bất thường khi sinh: thiếu cân, sinh non.
  • Tổn thương não: như bệnh Down, bại não ...
  • Bất thường về giải phẫu: cơ mắt yếu hoặc độ bám bất thường, dị dạng hốc mắt.
  • Môi trường: một số yếu tố kích thích sự nhìn gần lâu dài.

Xem thêm: Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện mắt để khám và kiểm tra lác mắt trực tiếp cùng bác sĩ, để nhận những tư vấn chỉnh mắt lé (lác mắt) cụ thể.

Các loại lác mắt (lé mắt)

 

3. Lác mắt có nguy hiểm không?

Bệnh lác mắt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác, dẫn đến một số bệnh lý về mắt như:

  • Rối loạn chức năng thị giác hai mắt: làm mất hoặc giảm khả năng phối hợp của hai mắt khiến tầm nhìn của mắt bị hạn hẹp. Bệnh biểu hiện bẳng mất tập trung, đi đứng hậu đậu và tư thế lệch đầu vẹo cổ khi quan sát.
  • Nhược thị: ở trẻ nhỏ khi mắt bị lác thường xuyên ở 1 mắt, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ nhìn thành hai hình. Lúc đó, não sẽ tự động xóa bỏ hình ảnh của mắt lác, ức chế không cho mắt này nhìn và từ đó gây ra nhược thị. Vì vậy, trẻ bị lác sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt, nên không có được thị giác hai mắt.  
  • Một số rối loạn chức năng khác: như song thị (nhìn đôi), khiến người bệnh nhìn một thành hai. Song thị thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, liên quan đến bệnh lý toàn thân như đái tháo đường hoặc do chấn thương.
 
Song thị thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, liên quan đến bệnh lý toàn thân như đái tháo đường hoặc do chấn thương.

Mắt lác nặng không điều trị sẽ gây thị lực nhìn đôi hai hình

 
 
 
 
 

Bệnh lác mắt làm giảm khả năng nhìn hình nổi, chiều sâu của vật thể và khả năng phân biệt chính xác khoảng cách của người bệnh.

Bên cạnh đó, mắt lác gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, khiến người bệnh thường có tâm lý tự ti, nhút nhát, kém năng động và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội.

4. Các câu hỏi thường gặp:

4.1 Lé mắt (lác mắt) có di truyền không?

Mắt lác có khả năng di truyền, đặc biệt là lác do tật khúc xạ cận, viễn, loạn thị. Nguyên nhân có thể do gen hoặc yếu tố môi trường cũng có thể góp phần. Thông thường, 2 loại lác di truyền hay gặp là Lác trong và Lác ngoài.

 

4.2 Trẻ sơ sinh có bị lác mắt không?

Hiện tượng lác ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 6 tháng đầu đời, có thể xuất hiện khi mới sinh nhưng thường phát triển trong vài tháng đầu khiến mắt bị lệch.

Vì vậy, nếu phát hiện bất thường nào về mắt, bố mẹ hãy cho trẻ đi khám sớm để chẩn đoán và điều trị giúp thị lực của trẻ phát triển bình thường.

4.3 Bệnh lác mắt có nặng dần theo độ tuổi không?

Lác mắt ở người lớn có thể trở nên nặng hơn và khó khôi phục lại như mắt bình thường theo độ tuổi nếu không được phát hiện và chỉnh lác mắt từ lúc nhỏ.

Do đó, nếu để ý có bất kỳ dấu hiệu bé bị lác mắt, gia đình nên sớm đưa trẻ đi thăm khám để kiểm tra, sớm điều trị với các bài tập trị mắt lé tại nhà với các kính dành cho mắt lé được thiết kế chuyên dụng thì khả năng phục hồi tốt hơn.

 

Xem thêm: Đi khám mắt ở đâu? Cần lưu ý gì khi đi khám mắt

4.4 Bao nhiêu tuổi thì trẻ có thể đi khám lác mắt?

Trẻ trên 6 tháng tuổi khi có khả năng nhìn theo vật tiêu điểm mới có thể khám lác mắt.

4.5 Lác mắt có chữa được không? Cách chữa lác mắt tại nhà là gì? Chữa mắt lác ở người lớn?

Hiện nay, bệnh lác mắt có thể chữa được nhưng kết quả còn phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể, thời gian mắc bệnh kéo dài bao lâu.

Đối với trẻ em, nếu tuổi càng nhỏ và được điều trị lác mắt càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh sẽ cao hơn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ được trị lác mắt trước 3-4 tuổi thì tỷ lệ thành công là 92%, từ 6-8 tuổi tỷ lệ thành công đạt 62%, nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.

Tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, lác mắt được điều trị qua 3 giai đoạn: điều chỉnh bằng kính, điều trị nhược thị và phẫu thuật chỉnh lác để phục hồi sự cân bằng hai mắt.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nếu trẻ được trị lác mắt trước 3-4 tuổi thì tỷ lệ thành công là 92%, từ 6-8 tuổi tỷ lệ thành công đạt 62%, nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.

Nếu trẻ được trị lác mắt trước 3-4 tuổi thì tỷ lệ thành công là 92%

 

Xem thêm: Mắt lác có chữa được không?

Chú ý: Cần thăm khám với bác sĩ sớm khi phát hiệu dấu hiệu bé bị lác mắt, không nên thực hiện các cách chữa lác mắt tại nhà chưa được kiểm chứng và ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa mắt.


Bệnh viện Mắt Cao Thắng - Một trong những bệnh viện nhãn khoa toàn diện và uy tín của Việt Nam hiện nay. Với hơn 20 năm hoạt động, bệnh viện mắt Cao Thắng tự hào là địa chỉ chuyên nghiệp, đáng tin cậy của nhiều thế hệ để bạn “chọn mặt gửi vàng”. Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, tư vấn điều trị các bệnh lý về mắt uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Đặt hẹn khám: Tại đây

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 16-03-2024
 

Các bài viết khác



zalo