logo_viet_72_480.jpg
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Tiến triển cận thị là gì và cách kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em?



Cập nhật ngày: 04-11-2023
avatar


Cận thị thường bắt đầu trong tuổi ấu thơ và tiến triển theo thời gian. Cận thị có khả năng tiến triển cao độ vào những năm khoảng từ 7 tuổi đến khoảng 15 tuổi. Tuy nhiên, điều này cũng có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài lâu hơn. Trẻ bị cận thị càng sớm thì mức độ tiến triển càng lớn và khả năng phát triển thành cận thị nặng càng cao.


Cận thị cao là bao nhiêu độ? cận thị bệnh lý, cận thị tiến triển là gì?, tác hại của cận thị nặng là gì? điều trị tiến triển cận thị và các phương pháp kiểm soát cận thị phổ biến hiện nay là gì? Hãy cùng bệnh viện mắt Cao Thắng trả lời các câu hỏi này nhe!

Nội dung bài viết
1- Cận thị cao là bao nhiêu độ?
2- Cận thị tiến triển và cận thị ổn định
3- Nguyên nhân và biến chứng của cận thị cao
4- Kiểm soát cận thị bắt đầu bằng việc khám mắt
5- Thị lực của trẻ em cải thiện tốt, ít tăng độ hơn khi kiểm soát cận thị

1- Cận thị cao là bao nhiêu độ?

Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến làm cho mắt không nhìn rõ các vật thể ở xa và thấu kính dùng điều trị tật khúc xạ này được đo bằng đơn vị gọi là đi-ốp (diopters). Nếu một người được đo thị lực và có tật khúc xạ từ -6,00 đi-ốp (D) trở lên là bị cận thị nặng.

  • Cận thị nhẹ: -0,25 đến -3,00 Đ
  • Cận thị trung bình: Từ -3,00 đến -6,00 D
  • Cận thị cao: Hơn -6,00 D

Cận thị cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt, đe dọa thị lực của người bệnh theo cấp số nhân. Việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị trong độ tuổi thiếu niên là điều rất quan trọng, trước khi nó trở thành cận thị nặng.

Xem thêm: Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

2- Cận thị tiến triển và cận thị ổn định

Cận thị thường bắt đầu trong tuổi ấu thơ và tiến triển theo thời gian. Cận thị có khả năng tiến triển cao độ vào những năm khoảng từ 7 tuổi đến khoảng 15 tuổi. Tuy nhiên, điều này cũng có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài lâu hơn.

 

Trẻ bị cận thị càng sớm thì mức độ tiến triển càng lớn và khả năng phát triển thành cận thị nặng càng cao.

Khoảng 50% số người ổn định độ cận ở tuổi 15, nhưng cận thị có thể tiếp tục tiến triển cho đến khoảng 24 tuổi đối với những người khác. Nếu cận thị tiến triển lên đến số đo -6,00 D hoặc cao hơn, thì được coi là cận thị nặng.

3- Nguyên nhân và biến chứng của cận thị cao

  • Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, khiến ánh sáng hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Điều này khiến các đối tượng ở tầm nhìn xa bị nhoè mờ.
  • Gen di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân của cận thị nặng. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi một hoặc cả hai cha mẹ bị cận thị.

Cận thị nặng thường không tự dẫn đến mất thị lực. Thay vào đó, trục nhãn cầu bị kéo dài dần dần sẽ làm mỏng võng mạc và các mô mắt khác, khiến chúng dễ bị tổn thương và phát triển thành bệnh lý.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc các biến chứng này tăng lên đáng kể khi một người có tật cận thị:

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Cận thị thường bắt đầu trong tuổi ấu thơ và tiến triển theo thời gian. Cận thị có khả năng tiến triển cao độ vào những năm khoảng từ 7 tuổi đến khoảng 15 tuổi.

Cận thị có khả năng tiến triển cao độ vào những năm khoảng từ 7 tuổi đến khoảng 15 tuổi.

 
  • Bệnh tăng nhãn áp (nguy cơ cao gấp 3 lần)
  • Đục thủy tinh thể (nguy cơ cao hơn 4,5 lần)
  • Bong võng mạc (nguy cơ cao hơn 20 lần)
  • Thoái hóa hoàng điểm cận thị hoặc bệnh hoàng điểm cận thị (nguy cơ cao hơn 40 lần)
  • Những người bị cận thị nặng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh cận thị thoái hoá: Cận thị thoái hoá (còn gọi là cận thị bệnh lý) không phổ biến bằng cận thị nhẹ hoặc cận thị nặng. Nó chỉ ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số thế giới. Mặc dù vậy, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù ở Mỹ. Cận thị thoái hoá có thể tiến triển nhanh chóng và nghiêm trọng hơn là gây mất thị lực.
 
Người bị cận thị cao có nhãn cầu lồi ra phía trước, trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến vùng chu biên võng mạc mỏng hơn và thoái hóa dần dần. Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính và gây ra bong rách võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính. Gây ra mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời

Người bị cận thị cao có nhãn cầu lồi ra phía trước, trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến vùng chu biên võng mạc mỏng hơn và thoái hóa dần dần. Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính và gây ra bong rách võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính. Gây ra mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.

 
 
 
 
 

Khám mắt định kỳ là một điều quan trọng mà những người bị cận thị nặng cần phải thực hiện. Các bác sĩ nhãn khoa sẽ theo dõi để phát hiện các dấu hiệu bất thường của bất kỳ biến chứng nào do cận thị nặng gây ra.

4- Kiểm soát cận thị bắt đầu bằng việc khám mắt

Khám mắt tổng quát định kỳ cho con trẻ ở tất cả các giai đoạn phát triển là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo thị lực của trẻ sẽ phát triển bình thường và để chẩn đoán bất kỳ bệnh lý về mắt nào có thể làm ảnh hưởng đến con bạn.

Có nhiều bệnh lý về mắt, chẳng hạn như lác mắt(lé) và nhược thị có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những tổn thương không thể hồi phục và làm ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành.

Xem thêm: Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

 

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm về mắt khi trưởng thành là do sự tiến triển của cận thị. Trong khi cận thị đối với nhiều người được điều chỉnh bằng cách đeo kính hoặc kính áp tròng, thì một khái niệm hiện đại hơn đã được phát triển được gọi là Kiểm soát cận thị.

Kiểm soát cận thị được định hướng với mục đích làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của cận thị vì trong vài thập kỷ qua, cận thị đã gia tăng ở mức báo động. Thật không may, tỷ lệ cận thị từ trung bình đến cao đã tăng lên về số lượng và việc kiểm soát cận thị đang trở thành mối quan tâm chính của cha mẹ dành cho sức khỏe mắt của con họ.

5- Thị lực của trẻ em cải thiện tốt, ít tăng độ hơn khi kiểm soát cận thị

Vì những thay đổi về thị lực của con có thể xảy ra âm thầm mà bạn hoặc con bạn đều không nhận thấy, nên việc đưa con trẻ đi khám mắt định kỳ hằng năm hoặc đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường về thị lực là vô cùng cần thiết.

 

Xem thêm: Dịch vụ đo khám mắt

Nếu tình trạng cận thị của con bạn ngày càng trầm trọng, tăng nhanh hằng năm, hãy tư vấn cùng  bác sĩ nhãn khoa về các phương pháp kiểm soát cận thị phù hợp. Kiểm soát cận thị có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của cận thị từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng thị lực, thậm chí mù loà.

Với một chương trình kiểm soát cận thị tiêu chuẩn, bác sĩ nhãn khoa có thể mang đến cho con bạn thị lực tốt hơn, theo dõi tỷ lệ cận thị của con bạn định kỳ với một lộ trình rõ ràng để đảm bảo cho con bạn một thị lực khỏe mạnh và một tương lai thành công. Kiểm soát cận thị bao gồm các phương pháp sau:

  • Orthokeratology (“ortho-k”) hoặc Liệu pháp khúc xạ giác mạc
  • Thuốc nhỏ atropine liều thấp
  • Kính gọng hai tròng
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Với một chương trình kiểm soát cận thị phù hợp, thành công với bác sĩ. Con bạn sẽ kiểm soát tốt tiến triển cận thị, ít hoặc không tăng độ cận hằng năm

Với một chương trình kiểm soát cận thị phù hợp và thành công với bác sĩ. Con bạn sẽ kiểm soát tốt tiến triển cận thị, ít hoặc không tăng độ cận hằng năm.

 

Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt.

Thông tin liên hệ: 

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 04-11-2023
 

Các bài viết khác



messenger