Thoái hóa điểm vàng (AMD) bệnh có tên khác là thoái hóa hoàng điểm do tuổi già, xảy ra khi một phần của võng mạc được gọi là điểm vàng bị tổn thương. Thoái hóa điểm vàng (AMD) là bệnh lý về mắt rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Nội dung bài viết
1- Có mấy loại thoái hóa điểm vàng (AMD)? 2- Triệu chứng, dấu hiệu bệnh thoái hóa hoàng điểm là gì? 3- Khi nào cần đi khám bác sĩ? 4- Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) 5- Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng mắt (AMD) 6- Biến chứng thoái hóa hoàng điểm có nguy hiểm và bị mù không? 7- Phòng ngừa bệnh thoái hóa hoàng điểm (AMD) như thế nào? 8- Điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng được không?
Điểm vàng (còn gọi là hoàng điểm của mắt), một bộ phận nằm ở trung tâm võng mạc, nơi tập trung hàng triệu tế bào cảm quan ánh sáng, có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh. Khi mắc bệnh thoái hóa điểm vàng sẽ khiến người bệnh bị mất tầm nhìn (thị lực) trung tâm, người bệnh không thể nhìn rõ chi tiết dù đang nhìn vào vật ở khoảng cách gần hoặc xa. Nhưng tầm nhìn ngoại vi (thị lực nằm bên ngoài rìa, hai bên mắt ) của người bệnh vẫn bình thường. Ví dụ như khi bạn đang xem giờ bằng một chiếc đồng hồ có kim, nếu bị bệnh Thoái hóa điểm vàng thì bạn chỉ có thể thấy số của đồng hồ thay vì kim đồng hồ. 1- Có mấy loại thoái hóa điểm vàng (AMD)? |
Có 2 loại thoái hóa điểm vàng (AMD)
ADM ở dạng khô khá phổ biến, khoảng 80% (8/10) người bị AMD có dạng khô.
Khi đó, các phần của điểm vàng trở nên mỏng hơn theo tuổi tác và xuất hiện các khối protein nhỏ gọi là drusen(chất lắng đọng màu vàng).
Bệnh phát triển khiến người bệnh dần mất đi thị lực trung tâm và hiện nay chưa có cách nào để điều trị AMD dạng khô.
AMD dạng ướt ít phổ biến hơn khoảng 10% nhưng lại nghiêm trọng hơn.
Khi mắc bệnh thoái hóa điểm vàng sẽ khiến người bệnh bị mất tầm nhìn (thị lực) trung tâm, người bệnh không thể nhìn rõ chi tiết dù đang nhìn vào vật ở khoảng cách gần hoặc xa.
Bệnh xảy ra khi các mạch máu mới và bất thường bắt đầu phát triển dưới võng mạc. Những mạch máu này có thể gây rò rỉ máu hoặc các chất lỏng khác, tạo nên sẹo ở điểm vàng. Người mắc AMD dạng ướt sẽ mất thị lực nhanh chóng hơn so với AMD khô. Nhiều bệnh nhân không nhận ra mình bị AMD cho đến khi thị lực trở nên rất mờ. Đây là lý do tại sao khám mắt định kỳ thường xuyên là việc rất quan trọng cần làm, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu của AMD trước khi bạn gặp vấn đề về thị lực.
2- Triệu chứng, dấu hiệu bệnh thoái hóa hoàng điểm là gì? |
Giảm thị lực trung tâm ở một hoặc cả hai mắt là triệu chứng thường gặp ở AMD
Thoái hóa điểm vàng (AMD) dạng khô thường phát triển dần dần và không gây đau đớn. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Thoái hóa điểm vàng dạng khô có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Nếu chỉ có một mắt bị ảnh hưởng, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực. Điều này là do bên mắt tốt của người bệnh hoạt động bù trừ cho mắt bị bệnh. Và tình trạng này không ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại vi nên không gây mù hoàn toàn. AMD dạng khô là một trong hai loại thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Bệnh có thể tiến triển thành AMD dạng ướt, khi các mạch máu mới, bất thường phát triển và gây rò rỉ dưới võng mạc. AMD khô phổ biến hơn, nhưng bệnh thường tiến triển chậm qua nhiều năm. AMD dạng ướt có nhiều khả năng gây ra sự thay đổi thị lực đột ngột dẫn đến mất thị lực nghiêm trọng. 3- Khi nào cần đi khám bác sĩ? |
Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay nếu:
Những thay đổi này có thể là dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa điểm vàng, đặc biệt nếu bạn trên 60 tuổi.
Hiện vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra thoái hóa điểm vàng dạng khô. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có thể là do sự kết hợp của gen gia đình và các yếu tố môi trường, bao gồm hút thuốc, béo phì và chế độ ăn uống.
AMD dạng ướt có nhiều khả năng gây ra sự thay đổi thị lực đột ngột dẫn đến mất thị lực nghiêm trọng.
Tình trạng này phát triển khi mắt già đi theo sự lão hoá của cơ thể. AMD dạng khô ảnh hưởng đến điểm vàng. Điểm vàng là khu vực của võng mạc có nhiệm vụ cho thị lực rõ ràng, sắc nét trong tầm nhìn đi trực tiếp vào mắt. Theo thời gian, mô trong điểm vàng có thể mỏng dần và mất đi các tế bào chịu trách nhiệm về thị lực. 5- Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng mắt (AMD)Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng bao gồm: |
Cần phải khám mắt định kỳ thường xuyên 1-2 lần/1 năm nếu bạn là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh
Điều quan trọng là cần phải khám mắt định kỳ thường xuyên 1-2 lần/1 năm, để có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh thoái hóa điểm vàng.
6- Biến chứng thoái hóa hoàng điểm có nguy hiểm và bị mù không?
7- Phòng ngừa bệnh thoái hóa hoàng điểm (AMD) như thế nào?Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng khô: |
Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
8.1- Điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) khôHiện tại, không có phương pháp điều trị dạng khô của AMD. Tuy nhiên, những người bị nhiều drusen hoặc giảm thị lực nghiêm trọng có thể cải thiện tình trạng nhờ việc kết hợp một số chất dinh dưỡng bổ sung. Một nghiên cứu lớn (AREDS và nghiên cứu AREDS 2 sau này) cho thấy những người mắc một số bệnh drusen nhất định có thể làm chậm AMD khô bằng cách uống các vitamin và khoáng chất này hàng ngày:
|
Không tự ý mua thuốc chữa hay thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm mà không có tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ nhãn khoa có thể tư vấn cho bạn về việc liệu vitamin và khoáng chất có phù hợp cho bệnh AMD dạng khô của bạn hay không,.
Không nên sử dụng Beta carotene cho những người hút thuốc bởi nó làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa hay thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm mà không có tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa.
Thực phẩm tốt cho mắt: Rau lá xanh đậm, trái cây và rau màu vàng, cá và một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng đã được chứng minh là có lợi cho những người bị AMD.
8.2- Điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) dạng ướtCó một số loại thuốc được gọi là thuốc ức chế tăng sinh tân mạch (anti-VEGF) dùng để hỗ trợ điều trị AMD dạng ướt. Điều trị anti-VEGF giúp giảm số lượng mạch máu bất thường trong võng mạc của bạn. Nó cũng làm chậm những sự rò rỉ bất kỳ nào từ các mạch máu. Phẫu thuật laser cũng có thể được sử dụng để điều trị một số loại AMD ướt. Bác sĩ phẫu thuật mắt của bạn chiếu một chùm tia laser vào các mạch máu bất thường. Điều này làm giảm số lượng mạch máu mới và làm chậm quá trình rò rỉ của chúng.
Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại. Bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt. |
Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn
Thời gian hoạt động:
Bác sĩ bệnh viện mắt Cao Thắng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh đáy mắt, thoái hoá hoàng điểm