logo_viet_72_480.jpg
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



20 Câu hỏi thường gặp khi đeo kính áp tròng [Cần Biết]




avatar


Vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không, dùng kính áp tròng có tốt không, trẻ em có đeo lens được không, keo kính áp tròng có hại không, đeo lens đi ngủ và quá 8 tiếng có được không ….là các câu hỏi thường gặp khi đeo kính áp tròng. Hãy cùng bệnh viện mắt Cao Thắng giải đáp nhé

Nội dung bài viết
1- Ai có thể đeo được lens?
2- Trẻ em có thể đeo lens không? Bao nhiêu tuổi thì trẻ được sử dụng kính áp tròng?
3- Đeo kính áp tròng có hại không?
4- Đeo lens quá 8 tiếng có sao không?
5- Bị cận, loạn thị có đeo kính áp tròng được không?
6- Mắt bị khô có đeo được kính áp tròng không?
7- Có thể dùng số đo của kính gọng để mua kính áp tròng không?
8- Đeo lens bị cộm phải làm sao?
9- Làm cách nào để vệ sinh và bảo quản kính áp tròng?
10- Có cần thay khay đựng kính áp tròng sau một thời gian sử dụng không?
11- Kính áp tròng sử dụng được bao lâu?
12- Kính áp tròng có bị lọt vào sau mắt không?
13- Lens bị khô còn dùng được không?
14- Đeo lens đi bơi được không?
15- Có nên đeo kính áp tròng để chơi thể thao?
16- Có được đeo lens đi ngủ?
17- Đeo lens khi trời mưa được không?
18- Lỡ mắc mưa khi đang đeo kính áp tròng thì phải làm sao?
19- Có cần thường xuyên kiểm tra mắt khi đeo kính áp tròng?
20- Nên dùng kính áp tròng 1 lần hay loại sử dụng nhiều lần?

1- Ai có thể đeo được lens?

Về cơ bản thì tất cả mọi người đều có thể đeo lens (kính áp tròng) nếu thực hiện tốt việc đeo lens, vệ sinh và bảo quản lens đúng cách. Trừ một số trường hợp như: người có bệnh lý về mắt, mắt nhạy cảm, khô mắt nặng,… cần phải tham khảo tư vấn của bác sỹ trước khi quyết định sử dụng kính áp tròng.

2- Trẻ em có thể đeo lens không? Bao nhiêu tuổi thì trẻ được sử dụng kính áp tròng?

Về lý thuyết, kính áp tròng không giới hạn về tuổi tác đối với người dùng nên trẻ em cũng có thể sử dụng.

Tuy nhiên, đôi mắt của trẻ còn non nớt, nhạy cảm và cũng sẽ thay đổi trong độ tuổi phát triển nên cần phải kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ. Đồng thời xin ý kiến từ bác sĩ nhãn khoa nếu muốn dùng kính áp tròng cho con.

Xem thêm: Hướng dẫn đeo lens [kính áp tròng] đúng cách

 

3- Đeo kính áp tròng có hại không?

Việc đeo kính áp tròng sẽ không gây hại nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng, làm theo lời khuyên của bác sĩ

Cũng như thực hiện tốt việc vệ sinh và bảo quản kính áp tròng đúng cách.

4- Đeo lens quá 8 tiếng có sao không?

Đeo kính áp tròng có thể làm giảm lượng oxy trao đổi đến giác mạc, vì thế người dùng KHÔNG NÊN:

  • Đeo lens quá 8 tiếng một ngày đối với kính áp tròng thông thường,
  • từ 10-12 tiếng một ngày đối với kính áp tròng silicone hydrogel.

Người dùng cần lưu ý tháo kính áp tròng trước khi ngủ, trừ khi bạn đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
*
Độ tuổi được các chuyên gia khuyến cáo để sử dụng kính áp tròng là từ 15 tuổi trở lên.

Độ tuổi được các chuyên gia khuyến cáo để sử dụng kính áp tròng là từ 15 tuổi trở lên.

 

Trong khi đeo kính áp tròng, nên thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng (trung bình 2 tiếng 1 lần) để cung cấp độ ẩm cho kính áp tròng và giúp mắt dễ chịu hơn.

5- Bị cận, loạn thị có đeo kính áp tròng được không?

Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ, giúp người dùng có tầm nhìn tốt hơn và làm tăng tính thẩm mỹ khi đeo.

Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt, cần đeo đúng độ khúc xạ của mình và hạn chế rủi ro phát sinh khi đeo kính áp tròng, người dùng cần đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng mắt và nhận sự tư vấn loại kính áp tròng cận loạn phù hợp từ bác sĩ nhãn khoa.

6- Mắt bị khô có đeo được kính áp tròng không?

Có một số loại kính áp tròng dành riêng cho những người bị khô mắt. Do đó bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể nếu bị khô mắt.

7- Có thể dùng số đo của kính gọng để mua kính áp tròng không?

 
Cần đến bệnh viện mắt để kiểm tra trước khi muốn đeo lens cận

Cần đến bệnh viện mắt để kiểm tra trước khi muốn đeo lens cận.

 
 
 
 
 

Toa kính được đo dùng để cắt kính gọng thông thường có thể áp dụng cho kính áp tròng, tuy nhiên nên giảm đi từ 0.25 - 0.50 độ để tránh trường hợp mỏi mắt khi đeo kính áp tròng quá lâu.

Điều này phải được khám và tư vấn cùng bác sĩ sau khi biết tình trạng và độ khúc xạ trên mỗi bệnh nhân.

8- Đeo lens bị cộm phải làm sao?

Khi mới sử dụng kính áp tròng thường sẽ cảm thấy bị cộm hoặc xốn mắt. Chỉ trong một thời gian ngắn mắt sẽ tự điều tiết và bình thường trở lại.

Bên cạnh đó, người dùng có thể nhỏ mắt bằng thuốc chuyên dụng dành cho người mang lens để giảm thiểu tình trạng này xuống tối đa. Nếu sau khi đeo lens một thời gian dài vẫn bị cộm hoặc xốn thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.

 

Xem thêm: Tips chăm sóc mắt cận thị đúng cách

9- Làm cách nào để vệ sinh và bảo quản kính áp tròng?

Kính áp tròng nên được rửa sạch và ngâm trong dung dịch chuyên dùng, bảo quản trong khay kính sau khi đeo (trừ loại kính áp tròng dùng 1 lần). Cần phải thay nước ngâm bảo quản kính áp tròng sau mỗi lần sử dụng

Kính áp tròng chỉ nên được làm sạch với loại dung dịch ngâm kính áp tròng chuyên dụng bằng cách nhỏ 2-3 giọt dung dịch vào kính và bóp nhẹ vài lần. Tác dụng của nước rửa kính chuyên dụng giúp cho kính ở trạng thái tối ưu nhất khi đeo và kéo dài tuổi thọ của kính.

Tuyệt đối không dung nước máy, nước muối để vệ sinh và bảo kính lens.

10- Có cần thay khay đựng kính áp tròng sau một thời gian sử dụng không?

 

Khay đựng kính áp tròng nên được thay sau 4 - 6 tuần sử dụng. Điều này giúp hạn chế việc khay đựng qua thời gian ẩm sẽ sinh ra nấm mốc, vi khuẩn.

Để vệ sinh khay đựng, mỗi tuần bạn nên đổ nước khử trùng vào khay trống và lật ngược khay lại, để trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Sau đó, tiếp tục rửa và làm sạch bên ngoài của khay đựng kính, rồi đổ nước khử trùng bên trong đi và để khay khô tự nhiên.

11- Kính áp tròng sử dụng được bao lâu?

Trên thị trường hiện nay cung cấp đa dạng các loại kính áp tròng với nhiều thời hạn sử dụng như kính sử dụng 1 lần, 1 ngày, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.

Và hạn sử dụng của kính luôn được in rõ ràng chi tiết trên bao bì sản phẩm. Khi mua kính áp tròng bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên viên bán hàng về hạn sử dụng và cách bảo quản.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
*
Bảo quản kính trong khay đựng có chứa dung dịch ngâm chuyên dụng và vệ sinh kính lens thường xuyên bạn nhé

Bảo quản kính trong khay đựng có chứa dung dịch ngâm chuyên dụng và vệ sinh kính lens thường xuyên bạn nhé

 

Xem thêm: Bệnh lý khô mắt: nguyên nhân và triệu chứng

12- Kính áp tròng có bị lọt vào sau mắt không?

Kính áp tròng không thể lọt vào sau mắt. Một số trường hợp, nếu người dùng dụi mắt quá mạnh, kính có thể bị rơi ra khỏi vị trí và mắc kẹt dưới mi mắt trên.

Khi đó cần phải đến cơ sở y tế để nhờ sự trợ giúp để lấy kính ra khỏi mắt.

13- Lens bị khô còn dùng được không?

Lens khi bị khô thì không được sử dụng lại. Bởi lens có cấu tạo cơ bản gồm nhựa sinh học (Silicone hydrogel, polyhema...) và các tinh thể nước. Các tinh thể nước đóng vai trò truyền tải oxy cũng như duy trì độ mềm dẻo cho kính.

Khi lens bị khô, thiếu độ mềm mỏng cần thiết và các tinh thể nước trở nên khô cứng sẽ cọ vào giác mạc người dùng dẫn đến cảm giác cộm, khó chịu và đỏ mắt.

14- Đeo lens đi bơi được không?

 
Không nên đeo lens đi bơi, kể cả khi tắm.

Không nên đeo lens đi bơi, kể cả khi tắm.

 
 
 
 
 

Không nên đeo lens khi tiếp xúc với nước. Nếu đeo lens đi bơi thì nước hồ bơi, nước sông, nước biển sẽ tràn vào mắt và có khả năng làm trôi kính áp tròng ra ngoài.

Bên cạnh đó, lens nếu bị nhiễm clo trong nước hồ bơi hoặc nước muối trong biển sẽ gây đau rát và cay mắt. Vì thế không nên đeo lens đi bơi, kể cả khi tắm.

15- Có nên đeo kính áp tròng để chơi thể thao?

Kính áp tròng không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp người dùng thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động thể thao ngoài trời (trừ bơi lội).

16- Có được đeo lens đi ngủ?

Khi đeo lens đi ngủ sẽ khiến mắt bạn thiếu oxy dẫn đến mắt bị mờ, thậm chí là viêm giác mạc.

 

Do đó, người dùng không được đeo kính áp tròng khi đi ngủ để đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khoẻ cho mắt.

17- Đeo lens khi trời mưa được không?

Khi đeo lens và vô tình mắc mưa thì tầm nhìn không bị mờ, nhòe khi gặp hơi nước như kính gọng thông thường. Tuy nhiên, việc này lại không được các bác sĩ và chuyên gia nhãn khoa ủng hộ.

Bởi nếu nước mưa rơi trực tiếp vào kính thì những loại vi khuẩn sinh vật có hại này sẽ bám lên lens và di chuyển vào mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt

18- Lỡ mắc mưa khi đang đeo kính áp tròng thì phải làm sao?

Việc đầu tiên cần làm là bạn phải tìm chỗ trú. Sau đó, tìm cách tháo kính áp tròng ra khỏi mắt và bảo quản trong nước ngâm.

Tiếp theo nên sử dụng nước nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt, giúp cấp ẩm và làm sạch mắt.

Nếu sau đó mà mắt của bạn vẫn có hiện tượng bị ngứa, đỏ, kích ứng, đau, mờ… thì bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa mắt.

Xem thêm: Đi khám mắt ở đâu TPHCM? Cần lưu ý gì khi đi khám mắt

 

19- Có cần thường xuyên kiểm tra mắt khi đeo kính áp tròng?

Ngay cả khi không sử dụng kính áp tròng thì việc khám mắt định kỳ mỗi năm từ 1-2 lần là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, dù có sử dụng loại kính áp tròng chất lượng cao thì người dùng vẫn có thể gặp những rủi ro như: thiếu oxy cho mắt, đỏ mắt, mỏi mắt, viêm...

20- Nên dùng kính áp tròng 1 lần hay loại sử dụng nhiều lần?

Điều này tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Khi sử dụng kính áp tròng 1 lần, bạn bỏ chúng sau khi tháo ra nên sẽ không cần các phụ kiện như nước ngâm, khay đựng,…

Và việc này cũng giúp hạn chế rủi ro về việc viêm mắt, nhiễm trùng mắt so với loại kính áp tròng sử dụng nhiều lần.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
*
Ngay cả khi không sử dụng kính áp tròng thì việc khám sức khoẻ mắt mỗi năm từ 1-2 lần là cần thiết.

Ngay cả khi không sử dụng kính áp tròng thì việc khám sức khoẻ mắt mỗi năm từ 1-2 lần là cần thiết.

 

Thông tin bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa cho từng tình trạng mắt mỗi người. Các bạn có thể liên hệ với thông tin và địa chỉ bên dưới để được tham khảo nhiều hơn nhé. 


Bệnh viện Mắt Cao Thắng - Một trong những bệnh viện nhãn khoa toàn diện và uy tín của Việt Nam hiện nay. Với hơn 20 năm hoạt động, bệnh viện mắt Cao Thắng tự hào là địa chỉ chuyên nghiệp, đáng tin cậy của nhiều thế hệ để bạn “chọn mặt gửi vàng”. 

Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, tư vấn điều trị các bệnh lý về mắt uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!

Thông tin liên hệ: 

Địa chỉ: 135B-137 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật & Lễ: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 10-07-2024
 
6 Thực phẩm tốt cho mắt bạn không nên bỏ qua

vitamin-tot-cho-mat.jpg
Các Tips chăm sóc mắt cận thị đúng cách để kiểm soát và hạn chế tăng độ (Mới nhất)

dieu-tri-can-thi.jpg
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm màng bồ đào

viem-mat-mang-bo-dao.jpg
Các dấu hiệu nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực mắt

can-thi-o-tre-em.jpg
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với mắt

kiem-tra-mat-tong-quat.jpg
Thoát cận không cần phẫu thuật với Ortho-K

kinh-ortho-k.jpg
Tìm hiểu về tật cận thị và biện pháp khắc phục

dieu-tri-can-thi-tre-em
Cườm nước (tăng nhãn áp) có nguy hiểm không?

benh-cuom-nuoc-la-gi.jpg
Điều trị bệnh lý đáy mắt hiệu quả

kham-day-mat.jpg
Đo khúc xạ mắt là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

kham-mat-dinh-ky-cho-tre-em.jpg
Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn?

loan-thi-la-gi.jpg
Cận thị học đường là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT (2023)

tat-khuc-xa-can-thi.jpg
Review mổ mắt cận : Tìm hiểu từ A-Z về mổ mắt cận

laser-can-thi.jpg
Mắt cận bao nhiêu độ thì mổ được?

khi-nao-mo-can-thi.jpg
Cận thị là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị cận thị

tuoi-teen.jpg
Cận bao nhiêu độ phải đeo kính?

can-thi-bam-sinh.jpg
7 Điều cần biết khi phẫu thuật điều trị cận thị cao bằng PHAKIC-ICL

chua-can-thi-nang.jpg
Lác mắt (Lé mắt) và Những câu hỏi thường gặp

le-mat-co-chua-duoc-khong.jpg
Có nên mổ mắt cận thị với Femtosecond lasik không?[2023]

doi-tuong-phu-hop-lasik.jpg
Đau mắt: nguyên nhân [phổ biến], chẩn đoán và cách điều trị

nguyen-nhan-dau-mat.jpg
Đau mắt cấp tính - [Ít phổ biến nhưng nguy hiểm] Cần đi khám ngay

dau-mat.jpeg
Tác hại của hút thuốc lá gây cho mắt là gì?

tac-hai-cua-thuoc-la.jpeg
Những điều cần biết trước khi phẫu thuật Đục thủy tinh thể người già

suc-khoe-mat-nguoi-cao-tuoi.jpg
Hướng dẫn đeo lens [kính áp tròng] đúng cách

deo-kinh-ap-trong.jpg
20 Câu hỏi thường gặp khi đeo kính áp tròng [Cần Biết]

su-dung-ap-trong-dung-cach.jpg
Lẹo mắt có lây không và cách trị mụt lẹo hiệu quả

chap-leo-mat.jpg
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) - Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay.

dieu-tri-vong-mac-sinh-non.jpg
Phân biệt mộng mỡ (u mỡ kết mạc ) và mộng thịt

mong-mat.jpg
Mắt lác có chữa được không?

chua-lac-mat-tai-nha.jpg
6 Câu hỏi thường gặp khi lần đầu đeo kính cận

cham-soc-mat-tre.jpg
Review phẫu thuật Phakic và Câu hỏi thường gặp [2024]

rui-ro-laser-mo-can-la-gi.jpg
ReLEx SMILE - Phương pháp mổ cận mới nhất hiện nay

mo-can-smile-pro.jpg
Mổ mắt SMILE PRO - Đột phá công nghệ trong bắn laser mắt cận [2024]

mo-mat-smile.jpeg
Tại sao mèo nhìn thấy rõ vào ban đêm?

mat-meo-khac-mat-nguoi.jpg
Những lưu ý khi chọn mua kính râm và kính gọng

chon-kinh-deo-mat.jpg
Cách giảm độ cận thị không cần phẫu thuật tại nhà HIỆU QUẢ

chua-can-thi-tu-nhien.jpg
Mổ cườm mắt kiêng ăn gì để phòng ngừa biến chứng, cải thiện thị lực?

cham-soc-mat-nguoi-lon-tuoi.jpg
Cận thị có giảm độ được không? Cách làm chậm quá trình tăng độ

kinh-can-tre-em.jpg
Bật mí cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em hiệu quả

phong-ngua-can-thi-o-tre-em.jpg
Cận thị bẩm sinh và cách điều trị HIỆU QUẢ cho trẻ

tre-bi-can-thi.jpg
Tư vấn chăm sóc mắt sau mổ Femto Lasik HIỆU QUẢ - ĐÚNG CÁCH

Femtosecond-lasik.jpg
Đi khám mắt ở đâu TPHCM? Cần lưu ý gì khi đi khám mắt

dich-vu-do-kham-mat.jpg
Mổ mắt lasik ở đâu tốt nhất? Bệnh viện mổ mắt lasik tốt nhất TP.HCM

mo-can-thi.jpg
Bệnh viện mắt Cao Thắng đạt chứng nhận JCI - Lần thứ 5 – 9/2022

benh-vien-mat-cao-thang.jpg
Bạn có đang hiểu lầm về mổ mắt cận thị không?

sai-lam-mo-can.jpg
Bệnh cườm nước có phải là bệnh tăng nhãn áp?

Cuom-mat-co-nguy-hiem.jpg
Có Mấy Loại Cườm Nước Và Triệu Chứng Bệnh Là Gì?

tu-van-mo-cuom.jpg
Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

kiem-tra-mat-tre-em.jpg
Bệnh võng mạc tiểu đường (đái tháo đường) - Bệnh lý nguy hiểm gây biến chứng mù loà ở mắt

vong-mac-tieu-duong-la-gi.jpg
Bệnh bong [rách] võng mạc có gây mù không? nguyên nhân và triệu chứng

kiem-tra-mat.jpg
Tiến triển cận thị là gì và cách kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em?

kiem-soat-tien-trien-can-thi.jpg
5 Lý do tại sao khám mắt định kỳ lại quan trọng – Khi nào đi khám mắt

đi-kham-bac-si.jpg
Bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) là gì? Thông tin cần biết

benh-mat-nguoi-lon-tuoi.jpg
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp (HR) có nguy hiểm không?

vong-mac-do-tang-huyet-ap.jpg
Cách phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hiệu quả

dau-mat-do-tre-em.jpg
Trẻ em nên dùng điện thoại [thiết bị điện tử] bao nhiêu giờ một ngày?

tre-em-dung-dien-thoai.jpg
Viêm giác mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

dieu-tri-viem-giac-mac.jpg
Cườm mắt là gì? Mổ cườm mắt bao nhiêu tiền

cuom-mat
4 Bệnh lý mắt gây mù và mất thị lực ở người trẻ tuổi

benh-mat-nguy-hiem.jpg
Những lưu ý khi trẻ tập đeo kính

luu-y-tre-tap-deo-kinh.jpg
Các triệu chứng bệnh về mắt của dân văn phòng

benh-mat-gioi-van-phong.jpg
Hội chứng thị lực vi tính – CVS

moi-mat-do-dung-may-tinh.jpg
Cận thị học đường: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

can-thi-hoc-duong.jpg
Chữa cận thị bằng phương pháp tự nhiên có hiệu quả?

phau-thuat-lasik.jpg
Có thể phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể?

kiem-tra-mat-nguoi-gia.jpg
Những nhầm tưởng và cách phòng chống cận thị học đường

can-thi-tre-em.jpg
Bệnh lý khô mắt: nguyên nhân và triệu chứng

benh-ly-kho-mat.jpg
Các lưu ý về mổ mắt cận thị bằng phương pháp PRK

phau-thuat-can-thi.jpg
Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể đúng cách

kham-tu-van-cuom-kho-phaco.jpg
Mổ Lasik là gì? Tất tần tật thông tin MỚI NHẤT bạn CẦN BIẾT

laser-can-thi-CTEH.jpg
Ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu đến mắt như thế nào?

tac-hai-anh-sang-xanh.jpg
Cườm khô là gì? Chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh

cuom-kho.jpg
Tật khúc xạ là gì? Các phương pháp điều trị tật khúc xạ

khuc-xa-tre-em.jpg
Cận thị có thể chữa khỏi không? Chữa như thế nào?

tat-can-thi-la-gi.jpg
Mắt bị tật khúc xạ - Điều trị như thế nào HIỆU QUẢ?

cham-soc-mat-dung-cach.jpg
Sau khi mổ mắt cận nên kiêng gì ? Những điều nên và không nên

cham-soc-mat-can-thi.jpg
Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Có nguy hiểm không?

gong-kinh-phu-hop-cho-tre-em.jpg
Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

tu-van-chua-can-thi-CTEH.jpg
Trị cận thị bằng tia Laser bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất hiện nay

chua-laser-can-thi.jpg
Khúc xạ mắt là gì? Các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục

dieu-kien-laser-can-thi.jpg
Cận thị có di truyền không? Cách hạn chế bị cận thị

khuc-xa-hoc-duong.jpg
Tìm hiểu các phương pháp mổ mắt MỚI NHẤT hiện nay

tu-van-mo-can-thi.jpg


messenger