1- Bệnh võng mạc tăng huyết áp là gì?Võng mạc là lớp màng thần kinh nằm ở phía trong cùng của nhãn cầu. Lớp màng này chuyển đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh thị giác sau đó được gửi đến não bộ. Khi huyết áp của bạn tăng quá cao, thành mạch máu của võng mạc có thể bị dày lên và khiến các mạch máu của bạn trở nên hẹp lại, sau đó hạn chế máu đến võng mạc. Trong một số trường hợp, võng mạc có thể bị sưng lên. Theo thời gian, huyết áp cao kéo dài có thể dẫn đến việc làm tổn thương mạch máu võng mạc, hạn chế chức năng của võng mạc và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác, từ đó gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thị lực. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc tăng huyết áp (HR). 2- Triệu chứng nhận biết của bệnh tăng huyết áp võng mạcBạn có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi tình trạng bệnh tiến triển nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh võng mạc do huyết áp cao có thể bao gồm: |
Nếu huyết áp của bạn tăng cao và đột nhiên có những thay đổi về thị lực thì bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở nhãn khoa uy tín ngay lập tức.
Huyết áp cao kéo dài, hoặc tăng huyết áp là nguyên nhân chính của bệnh lý này.
Huyết áp cao là một bệnh lý mãn tính, đây là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường, khi mà huyết áp tâm thu trên 120 và huyết áp tâm trương trên 80.
Bệnh lý võng mạc do huyết áp cao là bệnh mắt nguy hiểm, cần theo dõi và điều trị kịp thời.
Áp lực này là do việc bơm máu ra khỏi tim và vào các động mạch, cũng như lực được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp tim. Khi máu di chuyển khắp cơ thể với áp suất cao hơn, các mô tạo nên động mạch sẽ bắt đầu căng ra và cuối cùng bị tổn thương. Theo thời gian sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ. Võng mạc do tăng huyết áp thường xảy ra sau khi huyết áp của bạn luôn ở mức cao trong một thời gian dài. Mức huyết áp của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi:
Huyết áp cao cũng có tính di truyền trong gia đình. |
Huyết áp cao được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng rõ rệt
Tại Hoa Kỳ, huyết áp cao khá phổ biến. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), đến 1/3 người lớn ở Hoa Kỳ gặp phải tình trạng.
Những điều sau đây có thể khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp:
5- Võng mạc do tăng huyết áp có mấy loại?Cấp độ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý võng mạc thường được thể hiện trên thang điểm từ 1 đến 4. Thang điểm này được gọi là Hệ thống phân loại Keith-Wagener-Barker. Bốn cấp độ với mức nghiêm trọng tăng dần:
|
Ở mức thấp hơn của thang đo, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.
Tuy nhiên, ở cấp độ 4, dây thần kinh thị giác của người bệnh có thể bắt đầu sưng lên và gây ra các tổn thương võng mạc dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị lực.
Tình trạng sưng tấy dai dẳng của điểm vàng và dây thần kinh thị giác có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho cả hai cấu trúc này của mắt và dẫn đến mất thị lực.
Bệnh võng mạc tăng huyết áp có thể gây ra một số biến chứng về mắt khác như:
Võng mạc huyết áp cao gây các biến chứng nguy hiểm đe doạ thị lực nếu không điều trị.
|
Phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh võng mạc do tăng huyết áp có liên quan đến việc kiểm soát và giảm huyết áp cao
Huyết áp cao không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
Một nghiên cứu cho thấy nếu bệnh nhân mắc bệnh võng mạc do tăng huyết áp cấp độ 4 không được điều trị tăng huyết áp, họ có 50% khả năng tử vong trong vòng hai tháng và 90% tử vong trong một năm. Các biến chứng khác của huyết áp cao nếu không được điều trị bao gồm:
Phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh võng mạc do tăng huyết áp có liên quan đến việc kiểm soát và giảm huyết áp cao bằng cách kết hợp thuốc và thay đổi lối sống.
7.1 Thay đổi lối sốngChế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp giảm huyết áp. Hoạt động thể chất thường xuyên, giảm lượng muối ăn vào và hạn chế lượng caffein và đồ uống có cồn đều có thể góp phần giúp huyết áp của bạn giảm và ổn định. Nếu bạn hút thuốc, hãy thực hiện các bước để bỏ thuốc lá. Nếu bạn thừa cân, bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm cân như một chiến lược để kiểm soát huyết áp cao. 7.2 ThuốcBác sĩ có thể kê toa thuốc hạ huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giữ huyết áp của mình ổn định. Tuy nhiên, nếu để tình trạng nặng hơn, bạn có thể bị tổn thương mắt và gặp phải các vấn đề về thị lực không thể chữa khỏi. |
Một số biến chứng ở mắt có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Ví dụ:
Tân mạch võng mạc có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc tiêm thuốc vào mắt.
Xuất huyết dịch kính có thể được điều trị bằng phẫu thuật.
Điều trị bong võng mạc với phẫu thuật.
Các lựa chọn điều trị bệnh tăng nhãn áp (Cườm nước-Glocom) có thể bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật.
Chứng phình động mạch võng mạc có thể được điều trị bằng phẫu thuật.
Cần thăm khám ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp được ngăn ngừa bằng cách giảm huyết áp. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa sau: 8.1 Thay đổi chế độ ăn uống
8.2 Thay đổi lối sống |
Vận động cơ thể, kiểm soát cân nặng, huyết áp là cách phòng chống hữu hiệu nhất bệnh võng mạc tăng huyết áp
Trên đây là một số những thông tin về bệnh võng mạc do tăng huyết áp mà các bạn nên tìm hiểu để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt.
Từ đó đến gặp bác sĩ và có hướng điều trị kịp thời. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa.
Thông tin liên hệ: Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn Thời gian hoạt động:
|