Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP )là tình trạng các mạch máu ở võng mạc phát triển một cách bất thường, gây co kéo và cuối cùng tách võng mạc ra khỏi lớp mô nuôi dưỡng sau mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh võng mạc đẻ non có thể dẫn đến giảm thị lực và mù loà cho trẻ. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sinh thiếu tháng (đẻ non ) và nhẹ cân. Nội dung bài viết
1- Bệnh võng mạc trẻ sinh non ROP nguy hiểm thế nào? 2- Võng mạc non vùng 2, vùng 3 là gì? 3- Triệu chứng bệnh võng mạc trẻ đẻ non là gì? 4- Con tôi có nguy cơ bị võng mạc sinh non không? 5- Điều gì gây ra bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (ROP)? 6- Khi nào cần tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sanh non? 7- Cách điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non hiện nay là gì? 1- Bệnh võng mạc trẻ sinh non ROP nguy hiểm thế nào?Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (Retinopathy of prematurity - ROP) là một bệnh lý về mắt có thể gặp ở trẻ đẻ non (sinh sớm trước 31 tuần) - hoặc trẻ nhẹ cân (nặng dưới 1.36kg) khi mới sinh. Tỷ lệ trẻ bị ROP trong số những trẻ sinh non vào khoảng 10%. Trung bình khởi bệnh sau khoảng 3-4 tuần sau sinh. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non ROP là tình trạng các mạch máu võng mạc phát triển bất thường (võng mạc là lớp mô nhạy cảm với ánh sáng, nằm ở phía trong cùng của nhãn cầu). Trẻ khi mắc bệnh này có thể dẫn đến giảm thị lực và mù loà nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Một số trường hợp trẻ bị ROP tình trạng nhẹ sẽ tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. 2- Võng mạc non vùng 2, vùng 3 là gì?Võng mạc trẻ đẻ non là một bệnh lý tiến triển được chia thành 5 giai đoạn với những đặc điểm tổn thương khác nhau. Các bác sĩ sử dụng từ giai đoạn 1 (nhẹ) đến giai đoạn 5 để theo dõi mức độ nghiêm trọng của bệnh: |
Cả hai giai đoạn 4 và 5 đều rất nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh bị bệnh ở giai đoạn này thường cần phẫu thuật - nhưng ngay cả khi được điều trị, thị lực của trẻ vẫn có thể bị suy giảm.
Dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì bệnh võng mạc sinh non cũng có thể tiến triển nhanh chóng gây giảm thị lực, cha mẹ cần chú ý các bất thường ở mắt con em mình
Vì thế các bác sĩ thường bắt đầu điều trị khi bệnh ở giai đoạn 3, hay con gọi là võng mạc non vùng 3. Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh võng mạc non dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì bệnh cũng có thể tiến triển nhanh chóng và cần được điều trị. Do đó việc đảm bảo trẻ được khám bệnh theo đúng lịch trình rất quan trọng và phụ huynh cần lưu ý. Phát hiện và điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non sớm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ gặp những vấn đề nghiệm trọng về sau. 3- Triệu chứng bệnh võng mạc trẻ đẻ non là gì?Rất khó để phát hiện bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, võng mạc có thể bị kéo rời (một phần hoặc hoàn toàn) ra khỏi vị trí bình thường ở phía sau mắt. Điều này được gọi là bong võng mạc - khiến trẻ có thể bị giảm thị lực và thậm chí mù lòa. Nếu con trẻ bị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện: |
Nếu trẻ sinh non trước tuần thứ 30 hoặc nặng dưới khoảng 1.36kg, cha mẹ cần đưa bé thăm khám và tư vấn với bác sĩ để tầm soát bệnh
Những em bé bị bệnh lý võng mạc do sinh non hoặc thiếu tháng cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề về mắt khác khi lớn lên, bao gồm:
Nếu con bạn bị bệnh võng mạc sinh non khi còn nhỏ, bạn cần phải đảm bảo trẻ được kiểm tra mắt khi ra viện và khám mắt thường xuyên. Việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt sẽ giúp bảo vệ thị lực của con trẻ khi chúng trưởng thành.
4- Con tôi có nguy cơ bị võng mạc sinh non không?Trẻ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc sinh non nếu sinh ra trước tuần thứ 30 của thai kỳ hoặc nặng dưới khoảng 1.36kg khi sinh. Nếu em bé của bạn có nguy cơ mắc bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ROP. Lần khám mắt đầu tiên sẽ được tiến hành khi trẻ được 3-4 tuần sau khi sinh hoặc trẻ lớn hơn 31 tuần tuổi (tính cả tuổi thai và tuổi sau khi sinh). Trẻ sơ sinh cũng có nhiều khả năng mắc võng mạc sinh non (ROP) hơn nếu:
5- Điều gì gây ra bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (ROP)?Trong thai kỳ, thường các mạch máu của võng mạc sẽ bắt đầu phát triển vào tháng thứ 4 và kết thúc phát triển vào khoảng tháng thứ 9 của thai kỳ. |
Nếu trẻ sinh ra quá sớm, những mạch máu này có thể ngừng phát triển bình thường. Võng mạc sau đó phát triển các mạch máu mới bất thường. Điều này được gọi là tân mạch võng mạc
Nếu các mạch máu mới bất thường này phát triển nhanh và nhiều, chúng có thể co kéo và tách võng mạc ra khỏi vị trí ở lớp biểu mô sắc tố nằm trong cùng của mắt. Đây là một loại bong võng mạc.
Nếu con bạn có nguy cơ mắc ROP, khoảng vài tuần sau khi sinh bé sẽ cần khám độ giãn nở của mắt - thường trong khoảng từ 4 đến 9 tuần sau khi sanh. Hãy hỏi bác sĩ khi nào con bạn cần khám mắt trước khi rời bệnh viện.
Trong quá trình khám, bác sĩ nhãn khoa sẽ cho bé dùng một ít thuốc nhỏ mắt để làm giãn (mở rộng) đồng tử (con ngươi). Việc này giúp bác sĩ có thể nhìn rõ bên trong mắt và kiểm tra mọi bộ phận của mắt bé - đặc biệt là võng mạc.
Nếu trẻ sinh ra quá sớm, những mạch máu trong mắt có thể ngừng phát triển bình thường. Võng mạc sau đó phát triển các mạch máu mới bất thường.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ quyết định xem con bạn có cần khám theo dõi hay không dựa trên những gì họ nhìn thấy trong lần khám đầu tiên. Nếu con bạn cần được chăm sóc theo dõi, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt lại sau mỗi 1 đến 3 tuần cho đến khi trẻ không còn lo lắng về nguy cơ bong võng mạc. Điều quan trọng là phải đưa con bạn đi khám theo đúng lịch trình. Bằng cách đó, bác sĩ có thể phát hiện bệnh võng mạc sanh non ROP ở giai đoạn đầu và bắt đầu điều trị cho con bạn. 7- Cách điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non hiện nay là gì?Nhiều trẻ mắc bệnh võng mạc đẻ non có trường hợp nhẹ và tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Nhưng một số trẻ cần được điều trị để bệnh không trở nên nặng hơn. Điều quan trọng là phải điều trị sớm để bảo vệ thị lực của con trẻ. Các lựa chọn điều trị bao gồm: |
Bác sĩ cũng có thể dùng laser để điều trị võng mạc và dán nó vào đúng vị trí.
Mục tiêu của phẫu thuật là giữ cho bệnh võng mạc trẻ sanh non không trở nên nặng hơn và ngăn ngừa mù lòa. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật, một số trẻ mắc bệnh này vẫn sẽ bị giảm thị lực hoặc mù lòa. Quan trọng là cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám định kỳ theo khuyến cáo từ bác sĩ. Thông tin bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa cho từng tình trạng mắt mỗi người. Các bạn có thể liên hệ với thông tin và địa chỉ bên dưới để được tham khảo nhiều hơn nhé. Bệnh viện Mắt Cao Thắng - Một trong những bệnh viện nhãn khoa toàn diện và uy tín của Việt Nam hiện nay. Với hơn 20 năm hoạt động, bệnh viện mắt Cao Thắng tự hào là địa chỉ chuyên nghiệp, đáng tin cậy của nhiều thế hệ để bạn “chọn mặt gửi vàng”. Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, tư vấn điều trị các bệnh lý về mắt uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất! Thông tin liên hệ:Địa chỉ: 135B-137 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn Thời gian hoạt động:
|