Đau mắt đỏ còn được gọi viêm kết mạc, là tình trạng viêm lớp màng mỏng trong suốt bao phủ bề mặt nhãn cầu (tròng trắng) và lớp sau mí mắt. Lớp màng này được gọi là kết mạc, khi các mạch máu nhỏ ở kết mạc bị kích thích và sưng lên thì chúng sẽ lộ rõ hơn, khiến tròng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng. Nguyên nhân đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc là phản ứng của mắt với các tác nhân bên ngoài gây kích ứng. Trường hợp khác là do ống dẫn thoát nước mắt chưa hoàn thiện, nguyên nhân này phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nội dung bài viết
1- Viêm kết mạc có phải là viêm giác mạc không? 2- Triệu chứng đau mắt đỏ là gì? 3- Điều trị đau mắt đỏ tại nhà được không? 4- Nguyên nhân đau mắt đỏ là gì? 5- Ai có nguy cơ cao bệnh đau mắt đỏ? 6- Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? 7- Cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả là gì? 8- Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em 1- Viêm kết mạc có phải là viêm giác mạc không?Nhiều người dễ nhẫm lẫn bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) với bệnh viêm giác mạc. Có thể vì 2 bệnh này có những triệu chứng, nguyên nhân khá giống nhau nhưng sẽ có những đặc trưng riêng.
|
- Bệnh viêm loét giác mạc có thể làm hỏng thị lực, thậm chí gây mù nếu không được điều trị kịp thời. Viêm, loét giác mạc là biến chứng phổ biến gây ra bởi viêm kết mạc nặng, kéo dài không được điều trị, cụ thể là viêm kết mạc dị ứng và viêm kết mạc do virus.
Trả lời câu hỏi” viêm giác mạc có lây không?” là “Không” và “Có”. Bệnh viêm giác mạc, tự nó không lây từ người sang người, nhưng tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh là gì, nếu do virus, vi trùng thì bệnh có thể truyền qua người khác nếu tiếp xúc gần thông qua dịch tiết mắt, đồ vật bị nhiễm khuẩn của người bệnh.
- Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ có thể gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực như viêm loét giác mạc.
Việc điều trị kịp thời giúp giảm bớt sự khó chịu do bệnh đau mắt đỏ gây ra cho người bệnh. Đây là bệnh truyền nhiễm nên việc chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp hạn chế sự lây lan bệnh trong cộng đồng.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đau mắt đỏ bao gồm:
Đỏ mắt là triệu chứng phổ biến và dễ nhậm lẫn ở các bệnh lý mắt, cần khám với bác sĩ chuyên khoa để biết nguyên nhân gây bệnh là gì
3- Điều trị đau mắt đỏ tại nhà được không?Khi mắt gặp một số tình trạng nghiêm trọng như: đau mắt, cảm giác có vật gì đó bên trong mắt, mắt mờ và nhạy cảm với ánh sáng thì bạn nên đến bệnh viện mắt hoặc cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa để kiểm tra. Những người đeo kính áp tròng cần ngừng sử dụng kính áp tròng ngay khi các triệu chứng đau mắt đỏ bắt đầu xuất hiện. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm trong vòng 12-24 giờ, hãy đến khám cùng bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo rằng mắt không bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn do liên quan đến việc sử dụng kính áp tròng. |
Tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi mắt đang bị viêm nhiễm
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa đau mắt đỏ mà chưa có ý kiến chuyên môn của bác sĩ, cũng như áp dụng các cách chữa đau mắt đỏ truyền miệng như: cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không, cách chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá … trong điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em và ở người lớn.
Việc này sẽ làm tình trạng viêm kiết mạc càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Nguyên nhân bị đau mắt đỏ bao gồm:
4.1 Viêm kết mạc do virus và vi khuẩnHầu hết các nguyên nhân đau mắt đỏ là do adenovirus, nhưng các loại virus khác cũng có thể gây bệnh, bao gồm virus herpes simplex và virus varicella-zoster. Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn đều có thể xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng. Việc đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách hoặc dùng chung kính áp tròng có thể gây viêm kết mạc do vi khuẩn. Dù là nguyên nhân nào thì bệnh đau mắt đỏ do virus/vi khuẩn rất dễ lây lan. Chúng truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết chảy ra từ mắt của người bị nhiễm bệnh, và có thể lây nhiễm đến một hoặc cả hai mắt. 4.2 Viêm kết mạc dị ứngViêm kết mạc dị ứng ảnh hưởng đến cả hai mắt và là phản ứng của mắt đối với các tác nhân bên ngoài gây dị ứng như phấn hoa. Để phản ứng lại với các tác nhân gây dị ứng này, cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE) và kích hoạt các tế bào đặc biệt trong niêm mạc mắt và đường hô hấp để giải phóng các chất gây viêm, bao gồm cả histamine. |
Khi cơ thể giải phóng histamine có thể tạo ra một số triệu chứng dị ứng, bao gồm mắt bị đỏ hoặc hồng.
Khi bị viêm kết mạc dị ứng có thể khiến bạn bị ngứa mắt dữ dội, chảy nước mắt và viêm mắt - cũng như hắt hơi và chảy nước mũi.
Hầu hết viêm kết mạc dị ứng có thể được kiểm soát bằng thuốc điều trị viêm kết mạc dị ứng và loại viêm kết mạc này không lây nhiễm.
Bị kích ứng do hóa chất hoặc vật lạ văng vào mắt cũng có liên quan đến viêm kết mạc. Đôi khi việc vệ sinh và lau mắt để rửa sạch hóa chất hoặc vật thể lạ cũng gây đỏ mắt và kích ứng.
Các triệu chứng như chảy nước mắt và tiết dịch nhầy, thường tự hết trong vòng khoảng một ngày.
Nếu việc vệ sinh mắt không giải quyết được các triệu chứng này hoặc nếu hóa chất là chất ăn da như dung dịch kiềm, hãy đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.
Việc văng hóa chất vào mắt có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn. Các triệu chứng vẫn còn, có thể là do vẫn còn dị vật trong mắt hoặc có thể đã làm trầy xước giác mạc, kết mạc.
Bác sĩ sẽ khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả khi biết nguyên nhân bệnh là gì
Ai cũng có thể mắc bệnh đau mắt đỏ từ người lớn và trẻ nhỏ khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh và cách phòng chống khi trong mùa cao điểm dịch bệnh viêm kết mạc, đau mắt đỏ đang lây lan. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ bao gồm:
6- Đau mắt đỏ có nguy hiểm không?Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) nếu không được điều trị có thể gây viêm loét giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, khả năng nhìn rõ của mắt trong học tập, làm việc và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, thậm chí gây mù nếu để tình trạng viêm loét giác mạc nặng. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp làm giảm nguy cơ gây ra biến chứng này. |
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh đau mắt đỏ kịp thời sẽ giúp làm giảm nguy cơ gây ra biến chứng thị lực nghiêm trọng
Hãy đến thăm khám tại bệnh viện nhãn khoa nếu bạn có triệu chứng đau mắt đỏ sau:
Để phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ, bạn cần ý thức giữ vệ sinh tốt với các cách đơn giản sau:
Khi đang điều trị đau mắt đỏ, bạn có thể quay lại làm việc, đi học hoặc chăm sóc con trẻ nếu bạn có thể giữ gìn vệ sinh tốt và tránh tiếp xúc gần gũi. Tuy nhiên, nếu nơi làm việc và trường học cần phải có tiếp xúc gần với người khác thì tốt nhất bạn nên điều trị tại nhà cho đến khi các triệu chứng của bạn không còn nhé. Với trẻ em, cần hướng dẫn trẻ em cách rửa tay đúng cách và những cách phòng chống bệnh cơ bản với môi trường xung quanh khi không có người lớn bên cạnh. Đến khám tại cơ sở bệnh viện chuyên khoa khi nghi ngờ có triệu chứng đau mắt đỏ, để tránh bệnh càng nặng hơn và lây lan trong cộng đồng. 8- Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ emMắt của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, do vi khuẩn có trong ống sinh của mẹ. Những vi khuẩn này thường không gây ra triệu chứng gì ở người mẹ.
|
Trong một số trường hợp, những vi khuẩn này có thể khiến trẻ sơ sinh phát triển một dạng viêm kết mạc nghiêm trọng được gọi là viêm mắt sơ sinh, cần được điều trị ngay lập tức để bảo vệ thị lực cho trẻ.
Đó là lý do tại sao ngay sau khi sinh, thuốc mỡ kháng sinh sẽ được bôi lên mắt của mọi trẻ sơ sinh. Thuốc mỡ giúp ngăn ngừa việc nhiễm trùng mắt.
Trên đây là bài viết giải đáp các thắc mắc về bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, cùng các thông tin liên quan về bệnh như: triệu chứng đau mắt đỏ là gì, viêm kết mạc là gì, đau mắt đỏ ở trẻ em, cách chữa đau mắt đỏ, các loại viêm kết mạc của Bệnh viện Mắt Cao Thắng.
Hy vọng nó sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc tham khảo và bảo vệ mắt tốt nhất nhé!
Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, chữa và tư vấn điều trị các bệnh về mắt uy tín, chất lượng, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!
Cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn
Thời gian hoạt động: