logo.png
appointment.png   Đặt hẹn Lasik.png   LASIK doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Lẹo mắt có lây không và cách trị mụt lẹo hiệu quả




avatar


Chắp và lẹo mắt là hai bệnh khác nhau, chúng đều là những khối u nhỏ xuất hiện ở trong hoặc dọc theo mép mí mắt. Chắp và lẹo có nhiều điểm giống nhau và đôi khi khó để phân biệt được. Vậy cách phân biệt chúng là gì? lẹo mắt có tự khỏi được không?, nguyên nhân lẹo mắt? lẹo mắt có lây không? cách điều trị chắp lẹo mắt hiệu quả? Cùng bệnh viện mắt Cao Thắng trả lời các câu hỏi này nhé.


1- Lẹo mắt là gì? Nguyên nhân mắt nổi lẹo

Lẹo mắt là một khối u nhỏ, hơi sưng đỏ và kèm đau nhức, lẹo thường mọc lên ở bờ mi hoặc dưới mí mắt. Nguyên nhân gây mắt nổi lẹo thường là do bị nhiễm vi khuẩn.

Có hai loại lẹo mắt:

  • Lẹo mắt bên ngoài: nguyên nhân thường do nhiễm trùng ở nang lông, mụt lẹo xuất hiện ở gốc lông mi và có hình dạng giống mụn nhọt.
  • Lẹo mắt bên trong: do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt nên mụt lẹo thường nằm bên trong mí mắt.

Bạn cũng có thể bị lẹo mắt nếu bị viêm bờ mi, sự viêm nhiễm nếu lan rộng sẽ khiến mí mắt ở gốc lông mi bị đỏ và sưng tấy.

Khi mắt nổi lẹo, mí mắt có thể hơi sưng đỏ và mềm khi chạm vào. Mắt của bạn cũng có thể cảm thấy đau và ngứa.

2- Chắp mắt là gì và tại sao bị chắp mắt?

Chắp mắt là một vết sưng phù (nằm trên mi mắt) được hình thành khi tuyến dầu của mí mắt bị tắc nghẽn. Chắp mắt có thể phát triển giống như lẹo bên trong mắt.

Lúc đầu, bạn có thể không nhận ra mình bị chắp mắt vì không có triệu chứng đau hoặc đau rất nhẹ.

 

Nhưng khi chắp mắt bắt đầu phát triển, kích thước lớn dần, mí mắt sẽ bị đỏ, sưng tấy và khi chạm vào có cảm giác mềm.

Nếu chắp mắt quá lớn, nó có thể đè lên mắt bạn và gây mờ mắt. Trường hợp toàn bộ mí mắt bị sưng lên rất hiếm.

3- Phân biệt lẹo mắt và chắp mắt

Thông thường khi chỉ nhìn bằng mắt thì rất khó để phân biệt được giữa lẹo và chắp mắt.

  • Lẹo mắt: thường do gốc lông mi bị nhiễm trùng, vết lẹo thường xuất hiện ở rìa mí mắt và gây đau đớn. Lẹo có thể sưng đỏ, đôi khi ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt.
  • Chắp mắt: hình thành từ sự tắc nghẽn tuyến dầu của mi mắt, đau rất nhẹ và thậm chí là không gây đau đớn. Chắp cũng có thể là một biến chứng của lẹo nếu không được điều trị dứt điểm. Chắp mắt thường không làm sưng toàn bộ mí mắt.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
*
Lẹo mắt thường do gốc lông mi bị nhiễm trùng, chắp mắt hình thành từ sự tắc nghẽn tuyến dầu của mi mắt

Lẹo mắt thường do gốc lông mi bị nhiễm trùng, chắp mắt hình thành từ sự tắc nghẽn tuyến dầu của mi mắt

 

Xem thêm: Khi nào cần khám mắt?

4- Dấu hiệu bị lẹo mắt, chắp mắt

Lẹo mắt có thể gồm những triệu chứng sau:

  • Có vết sưng đỏ dọc theo mép mí mắt ở gốc lông mi. Vết đỏ có thể làm cho toàn bộ mí mắt bị sưng lên.
  • Thường có nốt viêm mủ nhỏ ở giữa vết sưng.
  • Cảm giác cộm xốn như có dị vật trong mắt.
  • Có cảm giác ngứa ngáy.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Có vảy dọc theo viền mí mắt.
  • Chảy nước mắt ở mắt bị lẹo.
 
Chắp và lẹo mắt đều không lây nhiễm từ người sang người tự hết sau 4-5 tuần, cần chú ý vệ sinh tay sạch trước và sau khi đụng chạm vào mắt

Chắp và lẹo mắt đều không lây nhiễm từ người sang người tự hết sau 4-5 tuần, cần chú ý vệ sinh tay sạch trước và sau khi đụng chạm vào mắt

 
 
 
 
 

Chắp có thể phát triển âm thầm và không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi có các triệu chứng, chúng có thể bao gồm:

  • Có vết sưng trên mí mắt, đôi khi đỏ và sưng tấy. Thỉnh thoảng vết sưng mềm, dịu.
  • Rất hiếm khi sưng hoàn toàn cả mí mắt,
  • Nhìn mờ, nếu chắp đủ lớn để chèn ép vào nhãn cầu.

5- Chắp và lẹo mắt có lây không?

Bất cứ ai cũng có thể bị lẹo hoặc chắp mắt. Nhưng nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có những điểm sau:

  • Bị viêm bờ mi, một vấn đề ảnh hưởng đến mép mí mắt.
  • Đã từng bị lẹo mắt hoặc chắp trước đó.
  • Gặp các tình trạng về da, chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc viêm da tiết bã.
  • Bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác.

Chú ý: Chắp và lẹo mắt đều không lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên người bệnh cần giữ gìn vệ sinh tay sạch trước khi đụng chạm lên mắt để mắt nhanh hồi phục.

 

Xem thêm: Tại sao bị đau mắt

6- Lẹo mắt có tự khỏi không và cách chữa lẹo mắt?

Lẹo mắt có thể tự khỏi sau 1-2 tuần và chắp sẽ khỏi sau 4-5 tuần.

Để bệnh mau khỏi nhanh và tránh gây đau, khó chịu và kích ứng mắt, bạn có thể giúp thúc đẩy quá trình điều trị lẹo hoặc chắp mắt nhanh hơn với một trong các cách sau:

6.1 Chườm ấm

Ngâm một chiếc khăn sạch trong nước nóng và chườm lên mí mắt khoảng 3-5 lần mỗi ngày, mỗi lần chườm từ 10-15 phút.

Thường xuyên làm ấm khăn chườm khi sử dụng. Đối với chắp mắt, việc chườm ấm giúp tuyến dầu bị tắc được mở ra.

Bạn có thể làm sạch tuyến dầu bị tắc nghẽn bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp xung quanh khu vực đó bằng ngón tay sạch.

Xem thêm: Viêm kết mạc có phải là viêm giác mạc không?

 

6.2 Thuốc kháng sinh

Bác sĩ nhãn khoa có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bệnh lẹo do nhiễm trùng.

6.3 Tiêm steroid

Nếu chắp của bạn bị sưng tấy nhiều, bác sĩ nhãn khoa có thể cho bạn tiêm một mũi steroid (cortisone) để giảm sưng.

6.4 Phẫu thuật để dẫn lưu

Nếu lẹo mắt hoặc chắp mắt ảnh hưởng đến thị lực hoặc không tự khỏi sau thời gian, bạn có thể cần phải làm phẫu thuật để dẫn lưu.

Phẫu thuật này thường được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa mắt cùng với gây tê cục bộ.

Nếu lẹo mắt hoặc chắp mắt liên tục tái phát, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ đề nghị làm sinh thiết để kiểm tra xem liệu có vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn hay không.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
*
Không bóp, nặn lẹo hoặc chắp mắt và không dùng kính áp tròng khi đang có bệnh

Không bóp, nặn lẹo hoặc chắp mắt và không dùng kính áp tròng khi đang có bệnh

 

Chú ý;

-KHÔNG được bóp hoặc cố gắng nặn mụn lẹo hoặc chắp mắt. Hành động này có thể khiến nhiễm trùng lây lan vào mí mắt của bạn.

-KHÔNG trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng khi nghi ngờ bị lẹo hoặc chắp mắt.

Xem thêm:Hướng dẫn đeo lens [kính áp tròng] đúng cách 


Bệnh viện Mắt Cao Thắng - Một trong những bệnh viện nhãn khoa toàn diện và uy tín nhất của Việt Nam hiện nay tự hào là địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp để bạn “chọn mặt gửi vàng”. Vậy nên, nếu đang tìm một cơ sở khám, chữa, tư vấn điều trị các bệnh về mắt uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!

 
Bệnh viện mắt Cao Thắng với lịch sử hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý mắt

Bệnh viện mắt Cao Thắng với lịch sử hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý mắt

 
 
 
 
 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Đặt hẹn khám: Tại đây

Email: info@cthospital.vn

Thời gian hoạt động:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
  • Chủ Nhật: 8 giờ - 12 giờ
 
Cập nhật ngày: 22-02-2024
 
Mổ mắt SMILE PRO - Đột phá công nghệ trong bắn laser mắt cận [2024]

mo-mat-smile.jpeg
ReLEx SMILE - Phương pháp mổ cận mới nhất hiện nay

mo-can-smile-pro.jpg
7 Điều cần biết khi phẫu thuật điều trị cận thị cao bằng PHAKIC-ICL

chua-can-thi-nang.jpg
Review phẫu thuật Phakic và Câu hỏi thường gặp [2024]

rui-ro-laser-mo-can-la-gi.jpg
6 Câu hỏi thường gặp khi lần đầu đeo kính cận

cham-soc-mat-tre.jpg
Cận bao nhiêu độ phải đeo kính?

can-thi-bam-sinh.jpg
Mắt lác có chữa được không?

chua-lac-mat-tai-nha.jpg
Mắt cận bao nhiêu độ thì mổ được?

khi-nao-mo-can-thi.jpg
Lác mắt (Lé mắt) và Những câu hỏi thường gặp

le-mat-co-chua-duoc-khong.jpg
Phân biệt mộng mỡ (u mỡ kết mạc ) và mộng thịt

mong-mat.jpg
Hướng dẫn đeo lens [kính áp tròng] đúng cách

deo-kinh-ap-trong.jpg
20 Câu hỏi thường gặp khi đeo kính áp tròng [Cần Biết]

su-dung-ap-trong-dung-cach.jpg
Lẹo mắt có lây không và cách trị mụt lẹo hiệu quả

chap-leo-mat.jpg
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) - Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay.

dieu-tri-vong-mac-sinh-non.jpg
Review mổ mắt cận : Tìm hiểu từ A-Z về mổ mắt cận

laser-can-thi.jpg
Những điều cần biết trước khi phẫu thuật Đục thủy tinh thể người già

suc-khoe-mat-nguoi-cao-tuoi.jpg
Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn?

loan-thi-la-gi.jpg
Tác hại của hút thuốc lá gây cho mắt là gì?

tac-hai-cua-thuoc-la.jpeg
Có nên mổ mắt cận thị với Femtosecond lasik không?[2023]

doi-tuong-phu-hop-lasik.jpg
Đau mắt cấp tính - [Ít phổ biến nhưng nguy hiểm] Cần đi khám ngay

dau-mat.jpeg
Đo khúc xạ mắt là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

kham-mat-dinh-ky-cho-tre-em.jpg
Cận thị học đường là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT (2023)

tat-khuc-xa-can-thi.jpg
Cận thị là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị cận thị

tuoi-teen.jpg
Đau mắt: nguyên nhân [phổ biến], chẩn đoán và cách điều trị

nguyen-nhan-dau-mat.jpg
Những lưu ý khi chọn mua kính râm và kính gọng

chon-kinh-deo-mat.jpg
Tại sao mèo nhìn thấy rõ vào ban đêm?

mat-meo-khac-mat-nguoi.jpg
Các Tips chăm sóc mắt cận thị đúng cách để kiểm soát và hạn chế tăng độ (Mới nhất)

dieu-tri-can-thi.jpg
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm màng bồ đào

viem-mat-mang-bo-dao.jpg
Các dấu hiệu nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực mắt

can-thi-o-tre-em.jpg
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với mắt

kiem-tra-mat-tong-quat.jpg
Thoát cận không cần phẫu thuật với Ortho-K

kinh-ortho-k.jpg
Tìm hiểu về tật cận thị và biện pháp khắc phục

dieu-tri-can-thi-tre-em
Cườm nước (tăng nhãn áp) có nguy hiểm không?

benh-cuom-nuoc-la-gi.jpg
Điều trị bệnh lý đáy mắt hiệu quả

kham-day-mat.jpg
Cách giảm độ cận thị không cần phẫu thuật tại nhà HIỆU QUẢ

chua-can-thi-tu-nhien.jpg
Mổ cườm mắt kiêng ăn gì để phòng ngừa biến chứng, cải thiện thị lực?

cham-soc-mat-nguoi-lon-tuoi.jpg
Cận thị có giảm độ được không? Cách làm chậm quá trình tăng độ

kinh-can-tre-em.jpg
Bật mí cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em hiệu quả

phong-ngua-can-thi-o-tre-em.jpg
Cận thị bẩm sinh và cách điều trị HIỆU QUẢ cho trẻ

tre-bi-can-thi.jpg
Tư vấn chăm sóc mắt sau mổ Femto Lasik HIỆU QUẢ - ĐÚNG CÁCH

Femtosecond-lasik.jpg
Đi khám mắt ở đâu TPHCM? Cần lưu ý gì khi đi khám mắt

dich-vu-do-kham-mat.jpg
Mổ mắt lasik ở đâu tốt nhất? Bệnh viện mổ mắt lasik tốt nhất TP.HCM

mo-can-thi.jpg
Bệnh viện mắt Cao Thắng đạt chứng nhận JCI - Lần thứ 5 – 9/2022

benh-vien-mat-cao-thang.jpg
Bạn có đang hiểu lầm về mổ mắt cận thị không?

sai-lam-mo-can.jpg
Bệnh cườm nước có phải là bệnh tăng nhãn áp?

Cuom-mat-co-nguy-hiem.jpg
Có Mấy Loại Cườm Nước Và Triệu Chứng Bệnh Là Gì?

tu-van-mo-cuom.jpg
Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

kiem-tra-mat-tre-em.jpg
Bệnh võng mạc tiểu đường (đái tháo đường) - Bệnh lý nguy hiểm gây biến chứng mù loà ở mắt

vong-mac-tieu-duong-la-gi.jpg
Bệnh bong [rách] võng mạc có gây mù không? nguyên nhân và triệu chứng

kiem-tra-mat.jpg
Tiến triển cận thị là gì và cách kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em?

kiem-soat-tien-trien-can-thi.jpg
5 Lý do tại sao khám mắt định kỳ lại quan trọng – Khi nào đi khám mắt

đi-kham-bac-si.jpg
Bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) là gì? Thông tin cần biết

benh-mat-nguoi-lon-tuoi.jpg
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp (HR) có nguy hiểm không?

vong-mac-do-tang-huyet-ap.jpg
Cách phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hiệu quả

dau-mat-do-tre-em.jpg
Trẻ em nên dùng điện thoại [thiết bị điện tử] bao nhiêu giờ một ngày?

tre-em-dung-dien-thoai.jpg
Viêm giác mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

dieu-tri-viem-giac-mac.jpg
Cườm mắt là gì? Mổ cườm mắt bao nhiêu tiền

cuom-mat
4 Bệnh lý mắt gây mù và mất thị lực ở người trẻ tuổi

benh-mat-nguy-hiem.jpg
Những lưu ý khi trẻ tập đeo kính

luu-y-tre-tap-deo-kinh.jpg
Các triệu chứng bệnh về mắt của dân văn phòng

benh-mat-gioi-van-phong.jpg
Hội chứng thị lực vi tính – CVS

moi-mat-do-dung-may-tinh.jpg
Cận thị học đường: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

can-thi-hoc-duong.jpg
Chữa cận thị bằng phương pháp tự nhiên có hiệu quả?

phau-thuat-lasik.jpg
Có thể phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể?

kiem-tra-mat-nguoi-gia.jpg
Những nhầm tưởng và cách phòng chống cận thị học đường

can-thi-tre-em.jpg
Bệnh lý khô mắt: nguyên nhân và triệu chứng

benh-ly-kho-mat.jpg
Các lưu ý về mổ mắt cận thị bằng phương pháp PRK

phau-thuat-can-thi.jpg
Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể đúng cách

kham-tu-van-cuom-kho-phaco.jpg
Mổ Lasik là gì? Tất tần tật thông tin MỚI NHẤT bạn CẦN BIẾT

laser-can-thi-CTEH.jpg
Ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu đến mắt như thế nào?

tac-hai-anh-sang-xanh.jpg
Cườm khô là gì? Chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh

cuom-kho.jpg
Tật khúc xạ là gì? Các phương pháp điều trị tật khúc xạ

khuc-xa-tre-em.jpg
Cận thị có thể chữa khỏi không? Chữa như thế nào?

tat-can-thi-la-gi.jpg
Mắt bị tật khúc xạ - Điều trị như thế nào HIỆU QUẢ?

cham-soc-mat-dung-cach.jpg
Sau khi mổ mắt cận nên kiêng gì ? Những điều nên và không nên

cham-soc-mat-can-thi.jpg
Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Có nguy hiểm không?

gong-kinh-phu-hop-cho-tre-em.jpg
Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

tu-van-chua-can-thi-CTEH.jpg
Trị cận thị bằng tia Laser bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất hiện nay

chua-laser-can-thi.jpg
Khúc xạ mắt là gì? Các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục

dieu-kien-laser-can-thi.jpg
Cận thị có di truyền không? Cách hạn chế bị cận thị

khuc-xa-hoc-duong.jpg
Tìm hiểu các phương pháp mổ mắt MỚI NHẤT hiện nay

tu-van-mo-can-thi.jpg
6 Thực phẩm tốt cho mắt bạn không nên bỏ qua

vitamin-tot-cho-mat.jpg


zalo