logo_2024_09_23.png
appointment.png   Đặt hẹn doctor.png   Bác sĩ location.png   Vị trí trên bản đồ



Hướng dẫn đeo lens [kính áp tròng] đúng cách




avatar


Theo ước tính hiện nay có khoảng 45 triệu người ở Hoa Kỳ đang sử dụng lens (kính áp tròng, kính tiếp xúc). Những lens nhỏ bé này có thể mang đến sự khác biệt lớn về cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dùng ngoài công dụng điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị và loạn thị , contact lens còn các ưu điểm về thẩm mỹ, mang cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người đeo trong các hoạt động hằng ngày như đi học, làm việc, chơi thể thao...


Điều quan trọng nhất là phải sử dụng chúng một cách an toàn. Bởi khi dùng không đúng cách có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho mắt như gây cộn xốn, đỏ mắt, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.

Dù bạn đã đeo lens nhiều năm hay chỉ mới sử dụng lần đầu, hãy cùng bệnh viện mắt Cao Thắng trả lời các câu hỏi thường gặp khi dử dụng lens như: hướng dẫn đeo lens, đeo lens đi ngủ, đeo kính áp tròng có hại không, đeo lens quá 8 tiếng có sao không và cách xử lý khi đeo lens bị cộm, đeo lens bị đỏ mắt ....với nội dung bên dưới nhé.

1- Hướng dẫn cách đeo lens an toàn

     
    1. Trước tiên, hãy rửa tay thật sạch và lau khô tay.
    2. Mở hộp đựng kính áp tròng, dùng bên tay không thuận của bạn để lấy một thấu kính bằng đầu ngón tay.
    3. Làm sạch kính áp tròng bằng dung dịch chuyên dụng. Không sử dụng nước thường để rửa kính.
    4. Đặt thấu kính lên đầu ngón trỏ hoặc ngón giữa của bên tay thuận.
    5. Kiểm tra và đảm bảo rằng kính áp tròng không bị hỏng, rách và phân biệt đúng mặt kính để đeo. Các cạnh của kính áp tròng phải lật lên để tạo thành một cái bát, không lật ngược ra bên ngoài. Nếu kính bị ngược từ trong ra ngoài, hãy nhẹ nhàng lật lại đúng chiều. Tuyệt đối không sử dụng nếu kính áp tròng có dấu hiệu bị hỏng.
    6. Nhìn vào gương, dùng tay không giữ kính để kéo mở và giữ 2 mí mắt trên và dưới cố định.
    7. Nhìn về phía trước hoặc nhìn lên trần nhà, sau đó đặt thấu kính vào mắt bạn.
    8. Nhắm mắt chậm rãi và đảo mắt xung quanh, có thể ấn nhẹ vào mí mắt để cố định thấu kính đúng vị trí. Việc đeo kính áp tròng không mang lại cảm giác khó chịu và bạn có thể nhìn rõ sau khi chớp mắt vài lần. Nếu thấy không thoải mái, hãy nhẹ nhàng lấy kính ra, rửa sạch và thử lại.
    9. Thực hiện tương tự với bên kính áp tròng còn lại.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    *
    Kiểm tra và đảm bảo rằng lens không bị hỏng, rách và phân biệt đúng mặt kính để đeo.

    Các cạnh của lens phải lật lên để tạo thành một cái bát, không lật ngược ra bên ngoài. Nếu kính bị ngược từ trong ra ngoài, hãy nhẹ nhàng lật lại đúng chiều. Tuyệt đối không sử dụng nếu lens có dấu hiệu bị hỏng.

     

    Xem thêm: Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn?

    2- Lưu ý khi mua kính áp tròng cận loạn

    Có 2 loại kính áp tròng cận phổ biến là:

    • Kính áp tròng cứng: Loại áp tròng cứng cải tiến hiện nay là kính áp tròng thấm khí. Với chất liệu là LRP cho phép oxy đi qua và tăng mức độ thẩm thấu oxygen cho giác mạc, giúp mắt có độ ẩm cao, luôn dễ chịu, thoải mái trong các hoạt động hằng ngày với thời gian đeo kéo dài hơn (8 tiếng/ngày) so với các loại kính áp tròng cứng truyền thống gây cộn, xốn và khó chịu khi đeo.
    • Kính áp tròng mềm: Tuy nhiên, kính áp tròng mềm lại được ưu tiên lựa chọn hơn so với kính áp tròng cứng, do chúng có hình dạng mềm mại với khả năng ngậm nước lên đến 50-85% nước, giúp thẩm thấu oxygen, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đeo thời gian dài.

    Tuy có sự khác biệt với nhau, nhưng bạn có thể đeo lens cứng và mềm theo cùng một phương pháp đã hướng dẫn đeo lens ở trên.

    Khi đeo kính áp tròng cận, lưu ý rằng kính áp tròng cứng hoặc mềm có đều tác dụng như kính cận thông thường, kính giúp nhìn rõ hơn chứ không kiểm soát hay làm ngưng tăng độ cận như kính áp tròng ban đêm Ortho-K hay chữa cận thị hoàn toàn như các phương pháp laser.

    Bạn cần khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi độ cận, đảm bảo đeo lens đúng độ và tư vấn với bác sĩ loại kính áp tròng cận loạn phù hợp cho mắt mình nhé.

    3- Phải làm gì nếu đeo lens bị đỏ mắt, khó chịu

    Nếu bạn mới bắt đầu đeo lens, có khả năng bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu trong vài ngày đầu. Điều này phổ biến hơn khi dùng lens cứng.

    Nếu bạn cảm thấy khô mắt sau khi đeo lens, hãy tư vấn và sử dụng nước mắt nhân tạo dành riêng cho lens với bác sĩ. Không dùng các loại nước thuốc nhỏ dành cho mắt thông thường.

     
    Nếu kính áp tròng gây đỏ mắt, kích ứng thường xuyên. Hãy ngừng đeo kính và khám cùng bác sĩ.

    Nếu kính áp tròng gây đỏ mắt, kích ứng thường xuyên. Hãy ngừng đeo kính và khám cùng bác sĩ.

     
     
     
     
     

    Nếu bạn có cảm giác kính áp tròng bị xước, đeo lens bị đỏ mắt hoặc khó chịu, hãy làm theo các bước sau:

    1. Đầu tiên, đừng dụi mắt. Điều này có thể làm hỏng lens của bạn hoặc làm cảm giác khó chịu trở nên tệ hơn.
    2. Rửa sạch và lau khô tay. Sau đó tháo lens ra và rửa kỹ bằng dung dịch chuyên dùng cho lens. Điều này có thể loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn có thể dính vào lens, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi đeo.
    3. Kiểm tra kính lens cẩn thận để đảm bảo nó không bị rách hoặc hư hỏng. Nếu kính hỏng cần phải loại bỏ và sử dụng lens mới. Nếu bạn không có kính để thay thế, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa của bạn.
    4. Nếu kính áp tròng không bị hỏng, hãy rửa và làm sạch hoàn toàn kính sau đó đeo lại vào mắt.
    5. Nếu kính áp tròng của bạn thường xuyên gây khó chịu và các bước trên không hiệu quả hoặc mắt bạn vẫn bị đỏ hoặc rát, hãy ngừng đeo kính và khám cùng bác sĩ.
     

    Xem thêm: Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

    4- Cách tháo lens bằng tay đúng cách

    1. Rửa tay thật sạch và lau khô.
    2. Dùng ngón giữa của bàn tay thuận kéo nhẹ mí mắt dưới xuống.
    3. Hướng mắt nhìn lên trên, dùng ngón trỏ của bàn tay đó nhẹ nhàng kéo lens xuống phần lòng trắng của mắt.
    4. Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp giữ lens lại rồi tháo ra khỏi mắt.
    5. Sau khi tháo kính, hãy đặt nó vào lòng bàn tay và làm ướt nó bằng dung dịch chuyên dùng. Nhẹ nhàng chà xát trong khoảng 30 giây để loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn và dầu.
    6. Rửa sạch lens, sau đó đặt vào hộp đựng lens và phủ hoàn toàn bằng dung dịch bảo quản.
    7. Lặp lại với bên mắt còn lại.

    Xem thêm: Đau mắt: nguyên nhân và cách điều trị

     

    5- Cách bảo quản lens an toàn

    Để giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn bảo quản lens.

    Việc không bảo quản kính áp tròng (lens) đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh về mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

    Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 1/500 người đeo lens mỗi năm nếu bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.

    Cách dễ nhất để giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt và các biến chứng khác là vệ sinh và bảo quản lens đúng cách.

    Một số lời khuyên quan trọng trong việc bảo quản lens gồm:

    Xem thêm: Cận bao nhiêu độ phải đeo kính?

     
     
     
     
     
     
     
     
     
    *
    Việc không bảo quản kính áp tròng đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh về mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

    Việc không bảo quản kính áp tròng đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh về mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

     

    NÊN chắc chắn rằng bạn đã rửa và lau khô tay thật kỹ trước khi đeo hoặc tháo lens.

    KHÔNG đeo lens lâu hơn thời gian khuyến nghị (8 tiếng/1 ngày)

    NÊN chắc chắn bạn đã bảo quản lens qua đêm trong dung dịch ngâm chuyên dùng cho lens.

    KHÔNG bảo quản lens qua đêm trong nước muối. Nước muối sinh lý có thể dùng để rửa nhưng không dùng để bảo quản lens.

    NÊN đổ bỏ dung dịch trong hộp đựng kính sau khi bạn đeo kính vào mắt.

    KHÔNG tái sử dụng dung dịch ngâm kính trong hộp đựng lens của bạn.

    NÊN rửa sạch hộp đựng của bạn bằng dung dịch nước muối sinh lý sau khi bạn lấy kính ra sử dụng.

    KHÔNG dùng nước máy hay nước muối để làm sạch hoặc bảo quản lens.

    NÊN thay hộp đựng kính của bạn 3 tháng một lần.

    KHÔNG ngủ khi còn đang đeo lens.

    NÊN để móng tay ngắn gọn để tránh làm trầy mắt. Nếu bạn có móng tay dài, cần cẩn thận và chỉ sử dụng đầu ngón tay để giữ lens.

    KHÔNG đeo lens dưới nước, kể cả bơi lội hoặc tắm vòi sen. Nước có thể chứa mầm bệnh và có khả năng gây nhiễm trùng mắt.

                                                  

    Xem thêm: 20 Câu hỏi thường gặp khi đeo kính áp tròng [Cần Biết]

    6- Các triệu chứng của nhiễm trùng mắt là gì?

    Bạn cần nhận biết các dấu hiệu của nhiễm trùng mắt. Một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

     
    Không đeo kính áp tròng quá thời gian khuyến nghị từ nhà sản xuất và tuyệt đối  không đeo qua đêm, Cần khám mắt ngay khi nghi ngờ mắt bị viêm nhiễm

    Không đeo kính áp tròng quá thời gian khuyến nghị từ nhà sản xuất và tuyệt đối không đeo qua đêm. Cần khám mắt ngay khi nghi ngờ mắt bị viêm nhiễm

     
     
     
     
     
    • Mắt bị đỏ và sưng tấy
    • Đau mắt
    • Nhạy cảm với ánh sáng
    • Chảy nước mắt
    • Mờ mắt
    • Khó chịu hoặc cảm giác có dị vật trong mắt.

    Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

    7- Những điểm chính cần lưu ý khi đeo lens cận

    Việc sử dụng, vệ sinh lens cũng như bảo quản chúng đúng cách rất quan trọng đối với sức khoẻ và thị lực đôi mắt của bạn.

    Luôn nhớ rửa tay trước khi xử lý lens, làm sạch vệ sinh lens bằng dung dịch chuyên dụng trước khi đeo vào hoặc sau khi lấy ra.

    Không bao giờ đeo lens đi ngủ, trừ khi bạn đang đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K để làm ngưng và kiểm soát cận thị tăng nhanh.

     

    Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đỏ mắt, đau mắt, mờ mắt, sưng hoặc chảy nước mắt, hãy nhớ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

    Thông tin bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa cho từng tình trạng mắt mỗi người. Các bạn có thể liên hệ với thông tin và địa chỉ bên dưới để được tham khảo nhiều hơn nhé. 


    Bệnh viện Mắt Cao Thắng - Một trong những bệnh viện nhãn khoa toàn diện và uy tín của Việt Nam hiện nay. Với hơn 20 năm hoạt động, bệnh viện mắt Cao Thắng tự hào là địa chỉ chuyên nghiệp, đáng tin cậy của nhiều thế hệ để bạn “chọn mặt gửi vàng”. 

    Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, tư vấn điều trị các bệnh lý về mắt uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!

    Thông tin liên hệ: 

    Địa chỉ: 135B-137 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

    Email: info@cthospital.vn

    Thời gian hoạt động:

    • Thứ Hai - Thứ Bảy : 7 giờ - 17 giờ
    • Chủ Nhật & Lễ: 8 giờ - 12 giờ
     
    Cập nhật ngày: 10-07-2024
     
    6 Thực phẩm tốt cho mắt bạn không nên bỏ qua

    vitamin-tot-cho-mat.jpg
    Các Tips chăm sóc mắt cận thị đúng cách để kiểm soát và hạn chế tăng độ (Mới nhất)

    dieu-tri-can-thi.jpg
    Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm màng bồ đào

    viem-mat-mang-bo-dao.jpg
    Các dấu hiệu nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực mắt

    can-thi-o-tre-em.jpg
    Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với mắt

    kiem-tra-mat-tong-quat.jpg
    Thoát cận không cần phẫu thuật với Ortho-K

    kinh-ortho-k.jpg
    Tìm hiểu về tật cận thị và biện pháp khắc phục

    dieu-tri-can-thi-tre-em
    Cườm nước (tăng nhãn áp) có nguy hiểm không?

    benh-cuom-nuoc-la-gi.jpg
    Điều trị bệnh lý đáy mắt hiệu quả

    kham-day-mat.jpg
    Đo khúc xạ mắt là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

    kham-mat-dinh-ky-cho-tre-em.jpg
    Loạn thị và Cận thị cái nào nặng hơn?

    loan-thi-la-gi.jpg
    Cận thị học đường là gì? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT (2023)

    tat-khuc-xa-can-thi.jpg
    Review mổ mắt cận : Tìm hiểu từ A-Z về mổ mắt cận

    laser-can-thi.jpg
    Mắt cận bao nhiêu độ thì mổ được?

    khi-nao-mo-can-thi.jpg
    Cận thị là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị cận thị

    tuoi-teen.jpg
    Cận bao nhiêu độ phải đeo kính?

    can-thi-bam-sinh.jpg
    7 Điều cần biết khi phẫu thuật điều trị cận thị cao bằng PHAKIC-ICL

    chua-can-thi-nang.jpg
    Lác mắt (Lé mắt) và Những câu hỏi thường gặp

    le-mat-co-chua-duoc-khong.jpg
    Có nên mổ mắt cận thị với Femtosecond lasik không?[2023]

    doi-tuong-phu-hop-lasik.jpg
    Đau mắt: nguyên nhân [phổ biến], chẩn đoán và cách điều trị

    nguyen-nhan-dau-mat.jpg
    Đau mắt cấp tính - [Ít phổ biến nhưng nguy hiểm] Cần đi khám ngay

    dau-mat.jpeg
    Tác hại của hút thuốc lá gây cho mắt là gì?

    tac-hai-cua-thuoc-la.jpeg
    Những điều cần biết trước khi phẫu thuật Đục thủy tinh thể người già

    suc-khoe-mat-nguoi-cao-tuoi.jpg
    Hướng dẫn đeo lens [kính áp tròng] đúng cách

    deo-kinh-ap-trong.jpg
    20 Câu hỏi thường gặp khi đeo kính áp tròng [Cần Biết]

    su-dung-ap-trong-dung-cach.jpg
    Lẹo mắt có lây không và cách trị mụt lẹo hiệu quả

    chap-leo-mat.jpg
    Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) - Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay.

    dieu-tri-vong-mac-sinh-non.jpg
    Phân biệt mộng mỡ (u mỡ kết mạc ) và mộng thịt

    mong-mat.jpg
    Mắt lác có chữa được không?

    chua-lac-mat-tai-nha.jpg
    6 Câu hỏi thường gặp khi lần đầu đeo kính cận

    cham-soc-mat-tre.jpg
    Review phẫu thuật Phakic và Câu hỏi thường gặp [2024]

    rui-ro-laser-mo-can-la-gi.jpg
    ReLEx SMILE - Phương pháp mổ cận mới nhất hiện nay

    mo-can-smile-pro.jpg
    Mổ mắt SMILE PRO - Đột phá công nghệ trong bắn laser mắt cận [2024]

    mo-mat-smile.jpeg
    Tại sao mèo nhìn thấy rõ vào ban đêm?

    mat-meo-khac-mat-nguoi.jpg
    Những lưu ý khi chọn mua kính râm và kính gọng

    chon-kinh-deo-mat.jpg
    Cách giảm độ cận thị không cần phẫu thuật tại nhà HIỆU QUẢ

    chua-can-thi-tu-nhien.jpg
    Mổ cườm mắt kiêng ăn gì để phòng ngừa biến chứng, cải thiện thị lực?

    cham-soc-mat-nguoi-lon-tuoi.jpg
    Cận thị có giảm độ được không? Cách làm chậm quá trình tăng độ

    kinh-can-tre-em.jpg
    Bật mí cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em hiệu quả

    phong-ngua-can-thi-o-tre-em.jpg
    Cận thị bẩm sinh và cách điều trị HIỆU QUẢ cho trẻ

    tre-bi-can-thi.jpg
    Tư vấn chăm sóc mắt sau mổ Femto Lasik HIỆU QUẢ - ĐÚNG CÁCH

    Femtosecond-lasik.jpg
    Đi khám mắt ở đâu TPHCM? Cần lưu ý gì khi đi khám mắt

    dich-vu-do-kham-mat.jpg
    Mổ mắt lasik ở đâu tốt nhất? Bệnh viện mổ mắt lasik tốt nhất TP.HCM

    mo-can-thi.jpg
    Bệnh viện mắt Cao Thắng đạt chứng nhận JCI - Lần thứ 5 – 9/2022

    benh-vien-mat-cao-thang.jpg
    Bạn có đang hiểu lầm về mổ mắt cận thị không?

    sai-lam-mo-can.jpg
    Bệnh cườm nước có phải là bệnh tăng nhãn áp?

    Cuom-mat-co-nguy-hiem.jpg
    Có Mấy Loại Cườm Nước Và Triệu Chứng Bệnh Là Gì?

    tu-van-mo-cuom.jpg
    Khi nào cần đi khám mắt và cần đi khám thường xuyên không?

    kiem-tra-mat-tre-em.jpg
    Bệnh võng mạc tiểu đường (đái tháo đường) - Bệnh lý nguy hiểm gây biến chứng mù loà ở mắt

    vong-mac-tieu-duong-la-gi.jpg
    Bệnh bong [rách] võng mạc có gây mù không? nguyên nhân và triệu chứng

    kiem-tra-mat.jpg
    Tiến triển cận thị là gì và cách kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em?

    kiem-soat-tien-trien-can-thi.jpg
    5 Lý do tại sao khám mắt định kỳ lại quan trọng – Khi nào đi khám mắt

    đi-kham-bac-si.jpg
    Bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) là gì? Thông tin cần biết

    benh-mat-nguoi-lon-tuoi.jpg
    Bệnh võng mạc do tăng huyết áp (HR) có nguy hiểm không?

    vong-mac-do-tang-huyet-ap.jpg
    Cách phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hiệu quả

    dau-mat-do-tre-em.jpg
    Trẻ em nên dùng điện thoại [thiết bị điện tử] bao nhiêu giờ một ngày?

    tre-em-dung-dien-thoai.jpg
    Viêm giác mạc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

    dieu-tri-viem-giac-mac.jpg
    Cườm mắt là gì? Mổ cườm mắt bao nhiêu tiền

    cuom-mat
    4 Bệnh lý mắt gây mù và mất thị lực ở người trẻ tuổi

    benh-mat-nguy-hiem.jpg
    Những lưu ý khi trẻ tập đeo kính

    luu-y-tre-tap-deo-kinh.jpg
    Các triệu chứng bệnh về mắt của dân văn phòng

    benh-mat-gioi-van-phong.jpg
    Hội chứng thị lực vi tính – CVS

    moi-mat-do-dung-may-tinh.jpg
    Cận thị học đường: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

    can-thi-hoc-duong.jpg
    Chữa cận thị bằng phương pháp tự nhiên có hiệu quả?

    phau-thuat-lasik.jpg
    Có thể phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể?

    kiem-tra-mat-nguoi-gia.jpg
    Những nhầm tưởng và cách phòng chống cận thị học đường

    can-thi-tre-em.jpg
    Bệnh lý khô mắt: nguyên nhân và triệu chứng

    benh-ly-kho-mat.jpg
    Các lưu ý về mổ mắt cận thị bằng phương pháp PRK

    phau-thuat-can-thi.jpg
    Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể đúng cách

    kham-tu-van-cuom-kho-phaco.jpg
    Mổ Lasik là gì? Tất tần tật thông tin MỚI NHẤT bạn CẦN BIẾT

    laser-can-thi-CTEH.jpg
    Ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu đến mắt như thế nào?

    tac-hai-anh-sang-xanh.jpg
    Cườm khô là gì? Chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh

    cuom-kho.jpg
    Tật khúc xạ là gì? Các phương pháp điều trị tật khúc xạ

    khuc-xa-tre-em.jpg
    Cận thị có thể chữa khỏi không? Chữa như thế nào?

    tat-can-thi-la-gi.jpg
    Mắt bị tật khúc xạ - Điều trị như thế nào HIỆU QUẢ?

    cham-soc-mat-dung-cach.jpg
    Sau khi mổ mắt cận nên kiêng gì ? Những điều nên và không nên

    cham-soc-mat-can-thi.jpg
    Cận thị bao nhiêu độ là nặng? Có nguy hiểm không?

    gong-kinh-phu-hop-cho-tre-em.jpg
    Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Tất tần tật các thông tin CẦN BIẾT

    tu-van-chua-can-thi-CTEH.jpg
    Trị cận thị bằng tia Laser bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất hiện nay

    chua-laser-can-thi.jpg
    Khúc xạ mắt là gì? Các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục

    dieu-kien-laser-can-thi.jpg
    Cận thị có di truyền không? Cách hạn chế bị cận thị

    khuc-xa-hoc-duong.jpg
    Tìm hiểu các phương pháp mổ mắt MỚI NHẤT hiện nay

    tu-van-mo-can-thi.jpg


    messenger