Được thực hiện từ 1987. Thay vì dùng Microkeratome tạo vạt trên giác mạc, thì người ta dùng cồn pha loãng để áp lên bề mặt giác mạc, làm cho lớp biểu mô bề mặt giác mạc lõng lẻo rồi sau đó lấy bỏ đi lớp bề mặt này. Laser sẽ tác động vào lớp mô bên dưới. Cùng bệnh viện mắt Cao Thắng tìm hiểu thêm về phương pháp này nhé! Nội dung bài viết
1- Mổ mắt cận PRK là gì? 2- Tác dụng phụ sau phẫu thuật mắt PRK 3- Cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật PRK 4- Quy trình phẫu thuật PRK 5- Các lưu ý quan trọng sau mổ mắt cận thị bằng PRK 6- Người bệnh vẫn cần đeo mắt kính!? 1- Mổ mắt cận PRK là gì?PRK là phương pháp phẫu thuật bằng laser để điều trị các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. PRK phù hợp với người mắc tật khúc xạ từ nhẹ đến trung bình. Tất cả các phương pháp điều trị khúc xạ bằng laser đều dùng tia laser định hình lại giác mạc để ánh sáng hội tụ chính xác hơn vào võng mạc. Trong phẫu thuật PRK, biểu mô giác mạc được lấy đi và sau đó laser Excimer được sử dụng để điêu chỉnh độ cong lớp nhu mô giác mạc. Còn với phẫu thuật mắt bằng LASIK thì sẽ chiếu laser ở lớp nhu mô, lớp biểu mô giác mạc vẫn còn và được đặt lại vị trí cũ sau khi chiếu laser trị tật khúc xạ.
|
Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng:
Phương pháp PRK điều trị hiệu quả các trường hợp cận thị nhẹ và trung bình.
2- Tác dụng phụ sau phẫu thuật mắt PRK- Người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu trong 24-72 giờ đầu tiên sau khi phẫu thuật. - Mắt có thể nhạy cảm với ánh sáng trong một thời gian và người bệnh cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định. - Trong 6 tháng đầu tiên, người bệnh có thể cần đeo kính để cải thiện thị lực. |
Bạn cần đến khám tiền phẫu và tư vấn cùng bác sĩ nhãn khoa về việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng như tiên lượng kết quả sau phẫu thuật nhé.
Trước tiên, người bệnh cần đến khám tiền phẫu và nhận được tư vấn từ bác sĩ nhãn khoa về việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng như tiên lượng kết quả sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra như:
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn và bạn có thể đưa ra những câu hỏi liên quan để được giải đáp. Bác sĩ sẽ sắp xếp lịch mổ.
- Nếu bạn có sử dụng kính áp tròng thì cần dừng việc đeo kính tối thiểu 5 ngày đối với kính áp tròng mềm, và 2 tuần với kính áp tròng cứng trước khi đến khám tiền phẫu.
- Vào ngày phẫu thuật, người bệnh cần ăn nhẹ và uống các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng trước đó (như thuốc huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…). - Không trang điểm hoặc sử dụng kem chống nắng, chải tóc gọn gàng và không sử dụng phụ kiện cồng kềnh để quá trình laser diễn ra suôn sẻ. - Nếu cảm thấy sức khỏe gặp vấn đề trước khi mổ, hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra xem có thể tiếp tục phẫu thuật hay cần phải hoãn lại. 4- Quy trình phẫu thuật PRK- Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc gây tê mắt cho người bệnh. - Cuộc phẫu thuật thường diễn ra trong khoảng 10-15 phút cho cả hai mắt. - Bác sĩ sẽ bóc tách lớp biểu mô giác mạc và sau đó laser Excimer được sử dụng để định hình giác mạc, từ đó triệt tiêu tật khúc xạ. |
|
5- Các lưu ý quan trọng sau mổ mắt cận thị bằng PRKBác sĩ sẽ đeo kính áp tròng chuyên dụng để bảo vệ giác mạc sau khi phẫu thuật. Người bệnh sẽ đeo kính này trong 5-7 ngày đầu tiên để cho bề mặt giác mạc tự hồi phục. Đồng thời, người bệnh sẽ cần tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ trong 6 tháng. Thông thường, lịch hẹn tái khám lần đầu sẽ là 1 ngày sau phẫu thuật; vào lần hẹn thứ hai, bác sĩ có thể sẽ loại bỏ kính áp tròng trong khoảng một tuần sau mổ. Người bệnh có thể sẽ thấy thị lực từ rõ ràng chuyển sang mờ nhòe trong vài tuần đầu, có thể người bệnh sẽ cần dùng kính để đọc sách hoặc lái xe vào ban đêm trong thời gian này.
Mắt có thể sẽ bị khô, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt để giữ ẩm cho mắt và ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. |
Thị lực của người bệnh sẽ hồi phục trong khoảng 1-3 tuần và có thể tự lái xe. Tuy nhiên có thể kết quả phẫu thuật sẽ không đạt được kết quả tốt nhất trong khoảng 6 tuần đến 6 tháng.
Xem thêm: Sau khi mổ mắt cận nên kiêng gì ? Những điều nên và không nên
Người bệnh có thể phải dùng mắt kính bởi vì tình trạng lão thị (nhìn gần mờ nhưng nhìn xa rõ). Điều này xảy ra với hầu hết với những người ở độ tuổi từ 40 và cần phải đeo kính để khắc phục.
Hoặc người bệnh có thể tiến hành phương pháp Monovision, cả hai mắt sẽ được phẫu thuật để mắt chủ đạo nhìn xa và mắt còn lại nhìn gần thông qua các phẫu thuật khúc xạ laser, như LASIK hoặc PRK.
Xem thêm: Câu hỏi mổ cận thường gặp
Lão thị là tình trạng lão hoá ở mắt, thường xảy ra ở tuổi trên 40
Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt. Thông tin liên hệ:Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn Thời gian hoạt động:
|