Bệnh Glaucoma, Glôcôm (Glocom), cườm nước, thiên đầu thống chỉ khác nhau ở tên gọi nhưng thực tế chúng cùng là một nhóm bệnh lý về mắt được đặc trưng bởi tổn thương ở dây thần kinh thị giác tiến triển, thường do tăng nhãn áp gây ra.
Cườm nước là bệnh lý phổ biến, thường không có triệu chứng cụ thể và là một trong những bệnh mắt nguy hiểm gây mù hàng đầu trên thế giới.
Bên trong mắt chứa chất dịch do thể mi tiết ra tiền phòng và hậu phòng (tiền phòng là khoang nằm giữa giác mạc và thủy tinh thể; hậu phòng là khoang nằm sau mống mắt) được gọi là thủy dịch. Thủy dịch được tạo ra để cung cấp dưỡng chất cho giác mạc và thủy tinh thể, đồng thời tạo nên áp lực (nhãn áp) để duy trì dạng hình cầu căng cho mắt.
Thông thường mắt sẽ tự cân bằng giữa việc sản xuất và thoát thủy dịch, giữ cho nhãn áp ổn định.
Tăng nhãn áp xảy ra khi mắt bị tắc nghẽn lưu thông, thủy dịch được tiết ra nhưng không thể thoát ra bên ngoài, gây tích ứ dịch trong tiền phòng, làm tăng áp suất trong mắt và khi quá mức chịu đựng sẽ gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh thị giác.
Bệnh cườm nước không có nguyên nhân cụ thể nhưng có liên quan đến sự tăng cao áp suất thuỷ dịch trong mắt hoặc việc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.
Điều này có thể do người bệnh bị tổn thương bên trong mắt hoặc do bẩm sinh.
Tăng áp suất thủy dịch trong mắt (tăng nhãn áp) có thể dẫn đến bệnh cườm nước.
Nguyên nhân cườm nước chủ yếu là do áp suất thủy dịch trong mắt tăng cao bởi nhiều nguyên nhân, gây chèn ép tê liệt dây thần kinh thị giác.
Tuy nhiên không phải bất kỳ ai bị tăng nhãn áp cũng mắc căn bệnh này và ngược lại, không phải ai bị cườm nước đều mắc chứng tăng nhãn áp. Do đó, không loại trừ bệnh cườm nước khi nhãn áp không cao.
2. Nguyên nhân tăng nhãn ápMột số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cườm nước (tăng nhãn áp) bao gồm:
|
Khoảng 10 người trên 75 tuổi có 1 người mắc bệnh cườm nước - Glaucoma.
Đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp để phòng ngừa bệnh cườm nước.
Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ rệt mà diễn tiến trong âm thầm, đến khi người bệnh phát hiện những bất thường và đi khám thì có thể bệnh đã ở giai đoạn muộn. khi đó, chi phí điều trị tăng nhãn áp phát sinh và kéo dài tuỳ vào phương pháp điều trị và tình trạng bệnh.
Cách ngăn ngừa bệnh cườm nước tốt nhất là thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ để tránh phát sinh các chi phí mổ cườm nước ở mắt. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cao như người có tiền sử gia đình mắc bệnh cườm nước nên khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần, người trên 40 tuổi nên khám mắt định kỳ mỗi năm một lần.
Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện mắt Cao Thắng sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt. Thông tin liên hệ: |
Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn
Thời gian hoạt động: