Trẻ em thường tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong quá trình học tập và giải trí dưới nhiều hình thức khác nhau như: tivi, máy tính, máy tính bảng, laptop, smartphone,… Và các nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng thiết bị điện tử có thể mang đến lợi ích cho trẻ khi trẻ cân bằng với các hoạt động khác ngoài màn hình. Nội dung bài viết
1- Thực trạng việc dùng điện thoại, màn hình điện tử ở trẻ em hiện nay 2- Tác hại của việc trẻ em sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử quá nhiều là gì? 3- Thời gian sử dụng điện thoại và thiết bị điện tử bao lâu là hợp lý? 4- Cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại và thiết bị điện tử ở trẻ em và thanh thiếu niên 1- Thực trạng việc dùng điện thoại, màn hình điện tử ở trẻ em hiện nayNên xem điện thoại bao lâu một ngày? trẻ em bao nhiêu tuổi sử dụng điện thoại và trong bao lâu? Có nên cho trẻ dùng điện thoại sớm không? Việc trẻ em dành quá nhiều thời gian trên màn hình điện tử, đặc biệt là điện thoại hiện nay là một trong những nỗi bận tâm lớn của cha mẹ, bởi điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần đang trong giai đoạn phát triển của trẻ.
|
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trẻ em từ 6-10 tuổi dành thời gian giải trí trên màn hình nhiều hơn các nhóm tuổi khác trong thời gian phong tỏa vì COVID.
Và điều này có tác động xấu đến chế độ ăn uống, sức khỏe tinh thần, sức khỏe của mắt và hoạt động thể chất ở trẻ.
Tại Việt Nam, tình trạng dùng thiết bị điện tử, đặc biệt là smart phone, điện thoại di động cũng đang tăng cao đến mức quan ngại nỗi lo thường trực của các bậc cha mẹ về thời gian sử dụng điện thoại con em mình quá nhiều, nỗi lo ấy được chứng minh qua các số liệu báo cáo
Trẻ em tiếp xúc màn hình điện tử nhiều với các mục đích khác nhau
2- Tác hại của việc trẻ em sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử quá nhiều là gì?Nhiều nghiên cứu nhãn khoa đã chứng minh rằng: có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc dành nhiều thời gian cho các hoạt động nhìn gần - dù là đọc sách hay nhìn màn hình thiết bị điện tử, điện thoại - với tật khúc xạ cận thị. Trẻ em dưới 3 tuổi tiếp xúc sớm với màn hình điện tử làm tăng khả năng bị cận thị cao hơn khi ở độ tuổi mẫu giáo. Tật khúc xạ cận thị làm mắt nhìn mờ không rõ các vật ở xa, khi trẻ cận thị càng sớm, độ cận xu hướng tăng nhanh theo độ tuổi của trẻ sau mỗi vài tháng cho đến 18 tuổi sẽ tiệm cận, tuy nhiên có trường hợp kéo dài đến những năm 20 tuổi. Tật khúc xạ cận thị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống với các vấn đề về thị lực, khô mắt, mỏi mắt và làm tăng nguy cơ cho sức khỏe mắt với các bệnh lý mắt nguy hiểm đe dọa thị lực thậm chí gây mù hoàn toàn như: bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, cườm khô, cườm nước gấp nhiều lần so với mắt người bình thường. Bên cạnh nguy cơ cao mắc các tật khúc xạ cận thị, viễn thị và loạn thị, có những ảnh hưởng khác mà việc sử dụng màn hình điện tử có thể gây ra đối với thị lực và sức khỏe của mắt ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn như sau: |
Trẻ em dưới 3 tuổi tiếp xúc sớm với màn hình điện tử làm tăng khả năng bị cận thị cao hơn khi ở độ tuổi mẫu giáo.
1. Khô mắt: Khi sử dụng màn hình, nhìn ở khoảng cách gần hơn và khi tập trung, chúng ta có xu hướng chớp mắt ít hơn. Điều này làm cho phần trước của mắt vốn thường được giữ ẩm, khỏe mạnh trở nên bị khô rát, kích ứng.
Tình trạng khô mắt nặng kéo dài có thể gây thị lực nhìn mờ, đau, đỏ mắt và rất khó chịu trong sinh hoạt.
2. Hội chứng mỏi mắt kỷ thuật số: Con bạn có thể kêu đau đầu, ngứa mắt, đau mắt và nhìn mờ sau thời gian dài sử dụng màn hình. Điều này có thể là do sự kết hợp của các triệu chứng khô mắt, các vấn đề về thị lực chưa được chẩn đoán như nhạy cảm với ánh sáng chói.
Hội chứng mỏi mắt do kỹ thuật số có nhiều khả năng xảy ra ở thanh thiếu niên trên 14 tuổi nếu sử dụng màn hình thiết bị điện tử hơn 5 giờ mỗi ngày ở khoảng cách không phù hợp dưới 45 cm.
3. Các vấn đề về cơ mắt: Lé trong (Esotropia) là tình trạng cơ mắt xu hướng kéo mắt nhìn hướng vào trong. Một nghiên cứu đã báo cáo về phát triển tật lé trong khi thời gian sử dụng điện thoại hơn 6 giờ mỗi ngày, ở khoảng cách xem dưới 30 cm, đi kèm với các triệu chứng song thị. Tình trạng sẽ được cải thiện nhất định sau khi giảm thời gian sử dụng điện thoại, nhưng một số trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật cơ mắt. 3- Thời gian sử dụng điện thoại và thiết bị điện tử bao lâu là hợp lý?Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể về thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ em dưới 4 tuổi, và có liên quan đến các hướng dẫn về hoạt động thể chất và giấc ngủ như sau:
|
Đặc biệt với bối cảnh bùng nổ thông tin của thời đại 4.0, với trẻ em độ tuổi này khi mà màn hình điện tử được sử dụng ngày càng nhiều trong môi trường giáo dục chính quy, thì việc giảm thời gian giải trí trên màn hình điện tử ngoài thời gian học được xem là phương thức quản lý thời gian sử dụng điện thoại hiệu quả.
Thời gian sử dụng thiết bị điện tử nhiều có thể gây ra các hành vi ít vận động (khiến trẻ thụ động), từ đó có thể gây nhiều tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần ở trẻ em.
Thay vào đó, cha mẹ hãy cùng con trải nghiệm giải trí trên các màn hình điện tử thêm hiệu quả bằng cách như:
Đây cũng là cách cha mẹ khéo léo kiểm soát nội dung con mình đang xem và quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
Cha mẹ cùng con giải trí trên thiết bị điện tử với thời gian phù hợp là cách hữu hiệu quản lý nội dung giải trí cũng như kiểm soát thời lượng sử dụng hiệu quả
Song song đó, WHO khuyến nghị các hoạt động thể chất sau đây cho trẻ em từ 5 đến 17 tuổi giúp cân bằng thể chất:
4- Cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại và thiết bị điện tử ở trẻ em và thanh thiếu niênCác nghiên cứu đánh giá cao và chứng minh tính hiệu quả của việc gia đình cùng nhau thảo luận một cách cởi mở về việc sử dụng điện thoại cũng như các thiết bị điện tử kỹ thuật số, bao gồm việc đặt ra các mục tiêu liên quan đến thời gian và các hoạt động trên điện thoại và các thiết bị điện tử. |
Nên giảm thời gian sử dụng điện thoại xuống dưới 2 giờ mỗi ngày cho các hoạt động giải trí
Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ mắc các tật khúc xạ cho con, có 3 quy tắc đơn giản mà cha mẹ có thể dạy con mình áp dụng mỗi khi ngồi trước màn hình điện tử là:
1. Quy tắc khuỷu tay: Trẻ nên cố gắng giữ khoảng cách từ khuỷu tay đến cổ tay, giữa bất cứ thứ gì mà trẻ đang nhìn gần với mắt.
Điều này giúp tránh khoảng cách xem rất gần (dưới 20 cm) có liên quan đến việc tăng cường điều tiết ở mắt, gây nhức mỏi mắt dẫn đến hình thành độ cận thị.
2. Quy tắc 20/20/20: Đây là lúc con bạn đặt mục tiêu nghỉ ngơi mắt sau mỗi 20 phút cho các hoạt động nhìn gần, bằng cách nhìn một vật ở xa ở 20 feet (6m) trong 20 giây.
Trẻ nên nhìn quanh phòng trong 20 giây đó để thư giãn các cơ tập trung ở mắt trước khi quay lại đọc sách hoặc xem màn hình.
3. Quy tắc hai giờ: Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử, điện thoại cho các hoạt động thư giãn hoặc giải trí ngoài giờ học ở trường, xuống dưới 2 giờ mỗi ngày. Trên đây là những chia sẻ mà chúng tôi muốn đưa đến các bạn thông tin về tình trạng dùng điện thoại và màn hình điện tử ở trẻ em, thanh thiếu niên gần đây và các ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe, tinh thần đang trong giai đoạn phát triển của trẻ từ 6-18 tuổi. Giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần chú ý theo dõi, đồng hành cùng con để khéo léo kiểm soát nội dung và thời lượng sử dụng điện thoại, hãy "biến" những thời điểm đó trở nên có giá trị qua việc khám phá sở thích, cá tính của con em thông qua những bài học bổ ích, tăng sự gần gũi cùng con, điều này rất quan trọng trong giai đoạn con bạn đang lớn nhé.
Cũng như trả lời câu hỏi thường gặp: "trẻ em sử dụng điện thoại sớm có tốt không" , "trẻ em dùng điện thoại nhiều có tốt không" hay "cách trẻ em sử dụng điện thoại" . Hi vọng giải đáp được các thắc mắc của bạn và bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa bạn nhé! Bệnh viện mắt Cao Thắng cung cấp đầy đủ những gói khám mắt từ cơ bản đến chuyên sâu. Với đội ngũ Y Bác sĩ tài giỏi có kinh nghiệm chuyên môn cao, kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại,Bệnh viện mắt Cao Thắngsẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất để bảo vệ đôi mắt. Thông tin liên hệ:Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn Thời gian hoạt động:
|