- Cận thị bẩm sinh chủ yếu do di truyền, khi cả cha mẹ hoặc một trong hai người cận thị thì khả năng di truyền cho con là rất cao. Cận thị bẩm sinh có đặc điểm cận thị nặng rất sớm, nhiều trẻ 3 tuổi bị cận thị nặng, nhiều trẻ cá biệt có thể tăng tới 20 diop.
- Cận thị nặng bẩm sinh còn gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê,… khi lớn và kèm theo đó khả năng phục hồi thị lực cũng rất kém.
- Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tỷ lệ truyền cho con khoảng 30- 60% nếu cả cha và mẹ đều cận thị, 23-40% nếu một trong hai bị cận thị , và có tới 6-15% dù cha mẹ không cận thị.
- Một trong những yếu tố khách quan cao nhất của cận thị học đường là di truyền, bên cạnh đó các thói quen xấu trong sinh hoạt và học tập như: chơi game, dùng máy vi tính, xem tivi không khoa học cũng làm tăng nguy cơ gây ra tật khúc xạ ở trẻ em, nhiều nhất là tật cận thị.
Xem thêm: Những nhầm tưởng và cách phòng chống cận thị học đường
Dấu hiệu của cận thị bẩm sinh không thể nhận biết sớm và chỉ có thể phát hiện khi trẻ đến một độ tuổi nhất định.
- Độ tuổi dao động từ 5 đến 8 sẽ phát hiện cận thị bẩm sinh.
- Giai đoạn độ cận thị phát triển nhanh là từ 13-18 tuổi.
- Còn từ 20 – 40 tuổi, độ cận thị sẽ tăng trưởng rất ít hoặc ngưng.
Cận thị bẩm sinh rất dễ dẫn đến cận nặng và nhược thị mắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy cha mẹ cần để ý các triệu chứng tật khúc xạ mắt ở trẻ như sau, để kịp thời đưa trẻ đi khám:
Cận thị không phát hiện và khắc phục sẽ dẫn đến nhược thị gây lé mắt ở trẻ
Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này, cha mẹ hãy đưa trẻ đi kiểm tra mắt tại cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để tránh làm thị lực của trẻ càng xấu đi.
3. Cận thị bẩm sinh có chữa được không?
Để trả lời các câu hỏi “Cận thị bẩm sinh có chữa được không?” thì câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, với câu hỏi "Cận thị có thể chữa khỏi không?" thì sẽ không có câu trả lời chính xác bởi vì mắt của mỗi người có cấu trúc và các trạng thái khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp bác sĩ mắt sẽ là người khám và cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Các phương pháp có thể lựa chọn dùng điều trị tật cận thị bẩm sinh bao gồm: 3.1 Kính gọng: |
Ortho-K, Atropine liều thấp, Kính gọng hay Kính thuốc đa tiêu cự giúp kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ
Đây là cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em đơn giản và an toàn nhất. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện mắt để được khám dịch vụ đo mắt cho trẻ, sau đó sẽ được bác sĩ chỉ định cắt kính phù hợp.
Để trả lời câu hỏi" bị cận không đeo kính có sao không" và "đeo kính có tăng độ không" là "Có", bởi vì đây chỉ là phương pháp cải thiện thiện lực giúp trẻ nhìn rõ trong sinh hoạt hằng ngày và học tập, chứ không phải điều trị hết hoàn toàn tật khúc xạ.
Độ cận vẫn sẽ tăng dần đến 18 tuổi và trẻ cần phải được theo dõi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để thay kính đeo mắt đúng số độ tăng của trẻ.
Việc đeo kính giúp độ cận không tăng quá nhanh (từ 0.75 độ/ 1 năm). Trẻ cần mang kính theo khuyến nghị từ bác sĩ và đeo thường xuyên khi bị cận nặng từ 2 độ trở lên.
Cận không đeo kính sẽ làm mắt điều tiết nhiều để nhìn rõ, từ đó theo thời gian sẽ làm tăng nhanh độ cận gây ra cận thị nặng. Còn trả lời "cận nhẹ có nên đeo kính không", "cận 0.5 độ có nên đeo kính" hay "cận 1 độ có nên đeo kính" thì bên cạnh độ khúc xạ thì mắt mỗi người cấu trúc khác nhau, nặng nhẹ tuỳ vào đặc tính mắt của mỗi người cũng như yếu tố di truyền từ cha mẹ, cần tư vấn cụ thể với bác sĩ nhãn khoa cho riêng trường hợp con em mình. 3.2 Đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K: |
Đây là phương pháp mới điều chỉnh tật cận thị bằng cách chỉnh hình lại độ cong của giác mạc khi trẻ đeo kính áp tròng Ortho K vào ban đêm và trẻ có thể nhìn bình thường vào buổi sáng mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng nào khác.
Tuy nhiên cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này và tư vấn thêm các phương pháp hữu hiệu khác trong kiểm soát cận thị tăng nhanh ở trẻ nhỏ như: Atropine liều thấp, Kính gọng hay kính kính thuốc đa tiêu cự …..
Cận bẩm sinh có thể can thiệp mổ cận bằng laser để điều trị khỏi hoàn toàn hoặc làm giảm độ cận xuống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho người từ 18 tuổi trở lên và cần đáp ứng vài điều kiện nhất định để đảm bảo kết quả laser.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này và tư vấn thêm các phương pháp hữu hiệu khác trong kiểm soát cận thị tăng nhanh ở trẻ nhỏ
Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em, người dưới 18 tuổi hữu hiệu chỉ có thể sử dụng kính cận, kính áp tròng giúp cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ hoặc sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K là một trong các phương pháp kiểm soát cận thị để làm chậm hoặc thậm chí làm ngưng tạm thời quá trình tăng độ cận ở mắt trẻ em, giúp mắt nhìn rõ cả ngày trong mọi hoạt động sinh hoạt học tập mà không cần phải đeo bất kỳ kính gọng hay kính áp tròng nào suốt cả ngày.
|
Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6-12 tháng/1 lần là cách hữu hiệu nhất bảo vệ mắt cho con em bạn.
Bên cạnh các cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em kể trên, các cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau giúp tăng cường sức khỏe cho mắt trẻ như :
Xem thêm: Chăm sóc mắt cận thị đúng cách để kiểm soát tăng độ
Tóm lại, cận bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ như học tập, vui chơi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này khi bị cận nặng (trên 6 độ). Nếu có thể, hãy làm những điều tốt nhất để kiểm soát độ cận cho trẻ bằng những việc rất đơn giản:
Trên đây là bài viết giải đáp các thắc mắc về cận thị bẩm sinh cùng các thông tin liên quan của Bệnh viện Mắt Cao Thắng. Hy vọng nó sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc tham khảo và bảo vệ mắt tốt nhất khi còn có thể nhé! Nếu bạn đang tìm một cơ sở khám, chữa và tư vấn điều trị các bệnh về mắt uy tín, chất lượng, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất! Thông tin liên hệ:Trụ sở chính: 135B Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Phòng khám: Tầng 5, tòa nhà Citilight 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@cthospital.vn Thời gian hoạt động:
|